Cây bạc hà có tác dụng gì? Cách phân biệt cây bạc hà và cây húng lủi

Sianguyen
0

 Nguồn gốc cây bạc hà

Cây bạc hà có xuất xứ từ châu Âu và Trung Đông. Chúng gắn liền với các sử dụng thảo dược của người phương Đông từ thời cổ đại. Từ "bạc hà" bắt nguồn từ tiếng Latinh mentha, có gốc từ tiếng Hy Lạp minthe, được nhân cách hóa trong thần thoại Hy Lạp với tên nàng Minthe – một nữ thần được biến thành cây bạc hà.

Tại Việt Nam, chúng phổ biến ở khắp các vùng miền với nhiều ứng dụng hữu ích khác nhau như: ứng dụng về y học, ứng dụng trong ẩm thực và mỹ phẩm, tác dụng xua đuổi côn trùng và trang trí.

Đặc điểm của bạc hà

Cây bạc hà hay bạc hà băng có tên khoa học Mentha arvensis L., thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae) là loại cây sống lâu năm, thuộc loại thân thảo và có các đặc điểm như sau:

Thân cây mềm hình vuông, mang mầm lá mọc bò lan và có chiều cao khoảng 40 – 50cm.

Lá cây có răng cưa mọc đối, hoa có nhiều màu gồm màu hồng, trắng hoặc tím hồng;

Quả cây thuộc loại quả bế có 4 hạt, các bộ phận của cây trên mặt đất đều có lông.

Môi trường sống thích hợp của bạc hà ở độ cao từ 1300 – 1600m.

Bạc hà tươi được thu hái cất tinh dầu hoặc phơi khô sau khi thu hoạch, bảo quản ở môi trường khô ráo. Tất cả các bộ phận trên mặt đất của bạc hà băng đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng từ 1 – 3%, trong đó chủ yếu là limonen, menthol, methyl acetat, cimen, myrcen...

>>> Xem thêm bài viết Cách nhận biết và Cách trồng lan hoàng nhạn

Cách chọn bạc hà, cách phân biệt bạc hà và húng lủi

Bạc hà có hương thơm dễ chịu, được dùng nhiều trong các tráng miệng, thức uống. Cùng tìm hiểu cách chọn bạc hà, cách phân biệt bạc hà và húng lủi nhé.

Bạc hà, húng lủi hay húng tây (basil) là những rau gia vị có vẻ ngoài khá giống nhau. Trong đó có bạc hà và húng lủi thường được nhiều người cho rằng là cùng một loại, điều này không hoàn toàn đúng, vì chúng chỉ cùng họ với nhau mà thôi. Hãy cùng tìm hiểu về  loại rau này và cách phân biệt nhé!

Bạc hà là một loại cây thân thảo, cao khoảng 60-80cm, có tên khoa học là Mentha Arvensis, tên tiếng Anh là mint. Cây bạc hà thân hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt.

Bạc hà có vị cay, mát và có chứa tinh dầu Menthol, thường được ứng dụng làm hương trong thực phẩm. Trong bạc hà chứa rất nhiều tinh dầu, hầu hết là menthol và menthone. Mỗi loại bạc hà sẽ có mỗi hoạt chất cay khác nhau.

>>> Xem thêm bài viết: Cây sử quân tử là gì? Cách trồng và chăm sóc cây

Tác dụng của bạc hà

Bạc hà còn gọi là bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (tiếng Tày). Bạc hà thuộc họ Hoa môi. Tên khoa học: Mentha arvensis L. 

Ở Việt Nam, có nhiều loài bạc hà khác nhau. Toàn cây bạc hà đều có thể sử dụng được. 

Thành phần hoạt chất: Trong bạc hà tinh chất phổ biến nhất là  các tinh dầu (menthol, pinene, camphene, limonine), các hợp chất đắng (piperitone, pieritenone, pulegone), và một số hoạt chất khác.  Các hoạt chất trong cây bạc hà có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giãn cơ, chống co giật, làm giãn mạch, sát trùng, làm tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt… Vì vậy bạc hà là vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Tinh dầu bạc hà được dùng rộng rãi trong các chế phẩm dược dụng hiện đại, do mùi thơm và tính dễ khuyếch tán bay hơi. Bạc hà có nhiều tác dụng trị liệu.

Bạc hà có vị cay, tính mát; vào tâm, phế.

Công năng chủ trị: Sơ tán phong nhiệt, giải độc thấu ban; dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu viêm kết mạc mắt, viêm mũi, ngạt mũi, đau sưng họng, đậu sởi, mề đay, ban chẩn.

Liều dùng: 4 - 16g; Nấu, hãm, sắc.

Kiêng kỵ: Phàm khí hư, huyết táo, can dương hơi lên, biểu hư, tự ra mồ hôi đều không nên dùng. Trong thời gian uống thuốc kiêng ăn cua và cá.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: