Cây cọ cảnh đẹp có ý nghĩa phong thủy là gì? Cách trồng và chăm sóc cây

Sianguyen
0

 Chắc hẳn ít nhất bạn cũng đã gặp cây cọ cảnh một lần bởi nó là một loại cây trồng phổ biến đối với người dân Việt. Khác với những cây cọ to lớn mà bạn từng biết, cây cọ cảnh có kích thước nhỏ gọn và hình dáng đẹp. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây cọ cảnh như ý nghĩa phong thủy, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây.

Đặc điểm của cây cọ ta để bàn làm việc

Cây cọ ta còn được gọi là cây cọ lùn. Cây có tên khoa học là Livistona rotundifolia, thuộc họ thực vật Arecaceae (họ Cau). Cây có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản.

Cây cọ ta là một trong những loài thực vật thuộc họ dừa. Trong tự nhiện, loại cây này thường phát triển rất tốt và đạt chiều cao tối đa ở vùng nhiệt đới. Cây thường sống tốt ở những vùng sông nước. Đặc điểm dễ nhận thấy ở cây đó chính là thân cây dạng cột đơn độc với nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá cọ to bản rộng, xòe tròn. Lá có độ cứng và chắc, có thể bẻ ra để làm quạt rất hữu ích trong những ngày nóng. Lá mọc tập nhung ở đỉnh, cuống lá dày, dài và có gai ở mép. Lá cây có màu xanh bóng, chia nhiều thùy sâu, các thùy mềm cong rũ xuống. 

Hoa của cây cọ ta mọc ở nách lá, dạng chùm cong và nhiều chùm. Quả hình cầu nhỏ khi còn non có màu xanh và chuyển thành màu tím đen với ruột cứng khi chín. Cây cọ ta có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, có sức sống tốt. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần nên có thể trồng nội ngoại thất đều được.

Công dụng của cây Cọ Cảnh trong đời sống

Công dụng nổi bật nhất của cây Cọ Cảnh có lẽ phải kể đến đó chính là công dụng trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc và không gian xung quanh. Với tán lá rộng và xòe ra cùng với nhiều kích thước khác nhau mà cây Cọ kiểng có thể được đặt tại bất kỳ vị trí nào trong nhà mà bạn thích.

Bên cạnh đó, cây Cọ Cảnh là loài cây thuộc vào top các loài cây có khả năng thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả. Chúng có thể lọc sạch bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, cung cấp oxy hít thở cho con người, ngăn ngừa tia tử ngoại và khí CO2 có hại,... Ngoài ra, cây Cọ kiểng còn có khả năng xua đuổi côn trùng, ngăn không cho chúng đến gần con người.

>>> Hoa thiên điểu là gì? Ý nghĩa của hoa thiên điểu, cách trồng và chăm sóc

 Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ trong phong thủy là loại cây tốt mang điềm lành. Lá cây cọ cảnh to, xanh mượt và xòe giống như hình tròn thể hiện sự tròn trịa, đủ đầy. Các lá cọ ngửa ra ngoài như những bàn tay to hứng lộc. Vì thế nhiều người quan niệm rằng cây giúp mang lại tài lộc và của cải đến cho người trồng.

Màu sắc cây tươi sáng, dáng cây thẳng và cứng cỏi nên được coi như một loại cây trấn tà. Trồng cây cọ cảnh trong nhà có tác dụng xua đuổi tà ma và những khí xấu. Thế cọ đẹp, hướng ra xung quanh giúp thu hút vượng khí cho căn nhà. Một số nơi cây cọ cảnh được trồng như cây trấn nhà trong phong thủy.

Cây cọ cảnh là loại cây của sự may mắn, hy vọng và điềm mừng. Tán cọ rộng và lớn gợi cho người ta cảm giác khoáng đạt, giúp sự nghiệp và cuộc sống của người trồng có nhiều thăng tiến.

Vị trí đặt cây cọ cảnh đẹp

Tùy vào kích thước nhỏ sẽ chọn vị trí để đặt cây. Nếu là các cây cọ cảnh mini có thể trang trí ở bàn học, bàn làm việc, bàn ăn, bàn tiếp khách hay các khu vực ban công, cửa sổ. Còn nếu các chậu cọ to khoảng chừng 80-100cm thì có thể đặt trước các lối hành lang để gia tăng tính thẩm mỹ và xanh mát hơn cho công trình kiến trúc của bạn.

Lưu ý: Các vị trí đặt không nên có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp để tránh gây hại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cọ cảnh.

>>> Cây Sưa Đỏ – Một trong những loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao nhất tại Việt Nam

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cọ Cảnh

Cách trồng cây Cọ Cảnh

Đất trồng phải tơi xốp, làm ẩm đất rồi trộn đất với ít rơm, phân bón. Chúng ta có thể mua trực tiếp đất hữu cơ về trồng cây. Với Cọ trồng trong chậu: ta đặt cây vào vị trí giữa chậu rồi cho đất vào xung quanh để giữ cho cây không bị nghiêng vẹo. Vỗ nhẹ cho đất lấp hết các kẽ hở trong chậu. Lưu ý là không nên lấp đất đầy chậu vì khi tưới nước hoặc bón phân sẽ bị tràn hết ra ngoài. Với cây trồng công trình ta cũng đào hố lớn hớn kích thước bầu cây. Có thể cho thêm sỉ than hoặc xơ dừa để đất thoát nước tốt hơn. Sau đó đặt cây vào, giữ cây thẳng đứng rồi lấp đất lại.

Cách chăm sóc cây Cọ Cảnh

Chế độ nước: nên tưới 1 lần 1 ngày, ta có thể dùng bình phun để tưới cho cây. Vào mùa Đông thì lượng nước tưới cho cây sẽ giảm đi, có thể 2-3 ngày tưới một lần.

Chế độ phân bón: Việc bón phân cho cây là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng để cây phát triển tốt thì lượng phân bón phải phù hợp. Với Cọ Cảnh, cách tốt nhất là nửa tháng bón 1 lần phân tổng hợp ( NPK, hữu cơ, vi sinh). Lượng phân bón tham khảo trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra ta có thể dùng nước vo gạo để tưới cho cây.

Cách phòng và trị bệnh cho cây

Vì được trồng làm cảnh trong nhà, văn phòng… nên những loại thuốc trừ sâu độc hại không được ưu tiên sử dụng. Khi phát hiện cây bị sâu hay mắc bệnh phấn trắng ta nên dùng khăn lau sạch và dùng thuốc để phun trừ sâu. Nếu cây bị nặng thì phải di chuyển cây ra ngoài và dùng biện pháp mạnh hơn.

Khi cây phát triển tốt ta nên cắt tỉa những lá già để cây đẹp hơn. Không cắt ngọn hoặc lá non tránh làm cây chậm phát triển.

 Xem thêm các bài viết khác: https://chuoihathongan.blogspot.com/

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: