Cây hương thảo có công dụng gì - Tác dụng phụ của cây

Sianguyen
0

Cây hương thảo là cây gì?

Cây hương thảo được biết đến chủ yếu là một loại cây gia vị. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như cây dương chổi, cây mê điệt... Cây hương thảo thuộc họ hoa nhà môi và có tên khoa học là rosemary. Tên của cây hương thảo có nghĩa là sương của biển bởi đây là loài cây có nguồn gốc từ bờ biển Địa Trung Hải.

Cây hương thảo có thân nhỏ, cây cao khoảng 1-2m, mọc thành bụi. Lá cây hương thảo nhiều, hẹp có màu xanh thẫm và mùi hương rất thơm. Mặc dù cây hương thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng hiện nay loại cây này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi có khí hậu khô ráo, mát mẻ. Ở Việt Nam, cây hương thảo được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam. Khí hậu miền Bắc vẫn có thể trồng được cây hương thảo tuy nhiên cây sẽ không phát triển mạnh bởi mùa Đông miền Bắc khá lạnh.

Cây có thể trồng bằng hạt hoặc ươm mầm từ lá cây hương thảo. Cây hương thảo có thể thu hoạch theo hai cách là cắt ngọn sấy khô lấy lá đối với quy mô lớn hoặc cắt tỉa ngọn, lá ở quy mô nhỏ.

Thành phần hóa học của cây hương thảo

Cây chứa tinh dầu và tanin. Tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1,1 – 2% ở lá, 1,4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen). Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay vàng vàng. Về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỉ lệ nào.

Cây chứa choline, một glucosid không tan trong nước, một saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và hai heterosid là romaside và romarinoside. Ngoài ra còn có acid rosmarinic.

Bảo quản

Bảo quản phần lá cây hương thảo đã phơi khô vào túi vải hoặc túi nhựa để sử dụng dần dần. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, để lá cây không bị ẩm mốc.

>>> Hoa sen có ý nghĩa gì? Tác dụng của hoa sen

Cây hương thảo có tác dụng gì?

Hương thảo là một “thành viên của gia đình” bạc hà Lamiaceae, cùng với nhiều loại thảo mộc khác, chẳng hạn như cỏ xạ hương, húng quế và hoa oải hương.

Loại thảo mộc này không chỉ là gia vị trong các món ăn, mà nó còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi và vitamin B-6.

Bên cạnh đó, từ xa xưa, công dụng của cây hương thảo đối với sức khỏe đã được nhiều người biết đến và áp dụng. Sau đây là một số tác dụng của loại thảo dược này:

Sử dụng như liệu pháp mùi hương

Bạn có biết một mùi thơm nhẹ có thể giúp giảm stress. Dầu hương thảo thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Ngoài ra, thuốc thơm hương thảo và xạ hương là một trong những loại “thần dược” có thể giúp bạn thanh lọc tâm trí.

Một nghiên cứu cho thấy hít dầu hương thảo có thể giúp não hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm buồn ngủ và thậm chí cải thiện tâm trạng.



>>> Công dụng của cây xà cừ trong nhiều lĩnh vực - Cách trồng và chăm sóc cây

Công dụng cây hương thảo – Điều trị và phòng ngừa chứng Alzheimer

Các nhà khoa học cho biết chiết xuất lá hương thảo có tác dụng trong điều trị và phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer). Ngoài ra, cây hương thảo có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi.

Phòng ngừa ung thư

Ngoài các lợi ích của hương thảo trong việc giảm căng thẳng và chữa bệnh Alzheimer, loại thảo mộc này cũng có thể chống lại các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của cây hương thảo trong việc điều trị ung thư da, giúp giảm sự lan truyền của tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng chiết xuất từ ​​hương thảo đã giúp ngăn chặn các tế bào khối u da.

Chiết xuất từ ​​hương thảo cũng có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, chẳng hạn như các tế bào ung thư phổi. Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Biofactors cho thấy cây hương thảo hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.

Ngăn ngừa rụng tóc

Tình trạng rụng tóc có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Rất may là một trong những công dụng của cây hương thảo là điều trị rụng tóc. Trong số 43 người bị rụng tóc đã xoa bóp da đầu bằng dầu hương thảo, cỏ xạ hương, hoa oải hương và cây tuyết tùng trong 7 tháng thì gần một nửa đã có tiến triển tốt và tóc mọc trở lại. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những loại tinh dầu này điều trị hiệu quả và an toàn cho chứng rụng tóc.


Tác dụng phụ

Tác hại của cây hương thảo là gì?

Hương thảo thường an toàn khi dùng với liều lượng thấp. Tuy nhiên, liều lượng cực lớn có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù trường hợp này hiếm.

Các tác dụng phụ khi sử dụng cây hương thảo bao gồm:

Nôn mửa

Co thắt

Hôn mê

Phù phổi (chất lỏng trong phổi).

Liều cao của hương thảo có thể gây sẩy thai, do đó phụ nữ mang thai không nên dùng bất kỳ thực phẩm chức năng có chứa thành phần từ cây hương thảo.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: