Cây hoa gạo cây bóng mát của người Việt
Cứ vào hè, dọc những con đường lại ngập tràn màu đỏ rực rỡ của
cây hoa gạo. Đã bao giờ bạn tìm hiểu xem tại sao loại cây này lại có tên là “Gạo”
chưa? Tôi có thể chắc chắn một điều là nó chả có gì liên quan đến hạt thóc, hạt
gạo chúng ta ăn hàng ngày cả. Trong dân gian ta có câu “Thần cậy đa, ma cậy gạo,
cú, cáo cậy đề” bởi lẽ thế cây gạo mặc dù xuất hiện từ bắc vào nam, từ đồng bằng
đến trung du, miền núi nhưng nó chỉ xuất hiện ở những nơi công cộng như đường
phố, vỉa hè và rất hiếm khi xuất hiện trong vườn nhà.
Tên khoa học: Bombax ceiba
Nguồn gốc: Ấn độ sau đó phát tán tỏa tròn đến Malaysia, Nam
Trung Quốc và Việt Nam.
Cây hoa gạo là một loại cây được phân bố rộng rãi ở đông nma Châu Á và những
vùng cận nhiệt đới Trung Hoa. Còn ở Việt Nam cây được phân bố từ miền núi cho tới
đồng bằng. Cây có hoa màu đỏ đặc biệt khi hoa nở rộ lá cây sẽ rụng hết, trông
cây hoa gạo lúc này như một đốm lửa bập bùng giữa một khoảng không trung.
Đặc điểm của cây hoa gạo:
Cây hoa gạo thuộc lại cây thân gỗ, thẳng có chiều cao từ
15-20m. Cành cây mọc ngang nên cho tán lá rộng, vỏ cây màu nâu và có gai. Lá
cây có hình kép chân vịt, cây thường rụng lá vào mùa khô. Lá cây có màu xanh thẫm.
Hoa của cây gạo có màu đỏ rực rỡ, bông hoa kích thước lớn mỗi
bông gồm 5 cánh hoa xòe rộng. Cánh hoa dày và to. Hoa nở vào cuối mùa xuân đầu
hạ vừa mang ý nghĩa báo hiệu mùa hè sắp sang vừa mang lại chút ấm áp cho những
ngày rét cuối xuân.
Sau khi hoa tàn quả xuất hiện, những quả gạo mang theo bông, sợi nhỏ, mềm, êm.
Loại bông gạo này ta có thể sử dụng để làm gối, chăn rất tốt và mát. An toàn
cho người sử dụng.
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm và ý nghĩa của cây hồng môn trong phong thủy
Công dụng cây bông gạo
Theo Y Học Cổ Truyền và kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của
cây gạo được sử dụng làm thuốc gồm có:
Hoa cây bông gạo (mộc miên hoa)
Hoa cây bông gạo có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính bình.
Theo Y Học Cổ Truyền, hoa cây gạo có tác dụng làm se, thu sáp, sát khuẩn,
tiêu viêm, thông huyết.
Người dân thường nhặt những hoa cây bông gạo mới rụng,
còn nguyên vẹn, chưa bị giập nát, đem về ngắt từng cánh hoa để dùng tươi hoặc
phơi dưới nắng nhẹ hay sấy nhỏ lửa để dùng chữa trị các tình trạng sau:
Sử dụng hoa cây gạo chữa mụn nhọt sưng tấy: Dùng
hoa cây bông gạo tươi, giã nát, đắp lên mụn nhọt sưng. Ngày đắp 1-2 lần sẽ hết
đau nhức, giảm sưng, nhanh khỏi.
Hoa cây bông gạo chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Lấy
20-30g hoa gạo thái mỏng, sao vàng, sắc với 2 bát nước cho còn nửa bát, chia uống
2 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể phối hợp hoa cây bông gạo với rau má (lượng
bằng nhau) đem thái nhỏ, phơi khô, sắc giống như trên, khi uống có thể thêm ít
đường, chia uống 2 lần trong ngày.
Dược liệu vỏ cây bông gạo
Trong vỏ cây hoa gạo có chất nhầy. Dân gian thường dùng vỏ tươi của cây gạo đem giã nát, bó vào chỗ gãy xương. Hoặc dùng 15-20g vỏ thân cây bông gạo sao vàng, sắc đặc để làm thuốc uống cầm máu, thông tiểu tiện hoặc dùng ngậm chữa đau răng.
Hạt cây bông gạo
Trong hạt cây bông gạo có chứa từ 20-25% chất dầu đặc màu vàng. Phụ nữ sau khi sinh ít sữa có thể dùng 12-15g hạt cây bông gạo sắc uống.
>>> Xem thêm bài viết Cây ngọc lan phong thủy là gì? Ý nghĩa của hoa ngọc lan
Tầm gửi cây bông gạo
Tầm gửi là loài cây bán ký sinh, nó có thể ký sinh vào nhiều
cây khác nhau như cây mít, bưởi, dâu, na, chanh..., Theo y học cổ truyền, tầm gửi
cây gạo có tác dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bị
bệnh gan, thận...
Yêu cầu kỹ thuật khi trồng và chăm sóc cây gạo
-Cây gạo thích hợp với thời tiết nhiệt đới nên rất dễ được
trồng và nhân giống tại Việt Nam.
-Trồng cây gạo không yêu cầu phải trên đất màu mỡ, chúng ta có thể lựa chọn loại
đất tiện lợi và dễ kiếm nhất với gia đình.
-Thường xuyên cung cấp nước cho cây phát triển. Tránh tưới quá liên tục với lượng
lớn làm cho cây có thể bị ngập úng, thối rễ.
-Vị trí trồng cây: Theo truyền thống Việt Nam, cây gạo không nên trồng trong
nhà, vì vậy, chúng được các công ty cây xanh sử dụng để trồng tại các khu vực
công cộng như khu công nghiệp, công viên.
-Thời điểm thích hợp nhất để trồng gạo là mùa hè hoặc mùa xuân.
-Thường xuyên cắt tỉa cành con, cành bệnh đồng thời tạo thế đẹp, gọn gàng cho
cây.
-Người trồng cây phải thường xuyên theo dõi, hạn chế sâu bệnh có thể tấn công
trong những mùa ẩm ướt.
-Một số phương pháp phổ biến để nhân giống cây là giâm cành, chiết cành, gieo hạt,…