Cây Mai Vạn Phúc là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp cũng như những ý nghĩa mà cây mang lại. Vậy cây mai vạn phúc có đặc điểm, ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc cây như thế nào là hiệu quả? Hãy tham khảo thật kỹ những thông tin dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cây mai vạn phúc
Cây mai vạn phúc thường được trồng thành bụi, trồng
như một hàng rào giả trong sân vườn, công viên, trường học,…có nguồn gốc từ
Châu Á. Hiện nay được phân bố rộng khắp cả nước phù hợp trong việc
thiết kế sân vườn, biệt thự rất đẹp.
Tên thường gọi: Cây mai vạn phúc
Tên khác: Cây mai tiểu thư
Tên khoa học: Tabernaemontana dwarf
Họ thực vật: Apocynaceae (trúc đào)
Nguồn gốc: Châu Á
Đặc điểm chung của Mai Vạn Phúc
Tên gọi: Mai Vạn Phúc, Cây Mai Vạn Phúc, Mai Tiểu Thư.
Cây thuộc họ thực vật Trúc Đào. Cây có nguồn gốc từ Châu Á. Ở Việt nam cây
được trồng rất phổ biến và được ưa thích trồng làm cây hoa cảnh trang trí sân
vườn, cảnh quan công cộng.
>>> Xem thêm bài viết: Người Mệnh Thổ Hợp Cây Gì? Danh Sách Một Số Loài Cây Phù Hợp
Đặc điểm hình thái
Mai Vạn Phúc là cây thuộc dạng thân gỗ nhỏ, ngắn, phân cành và nhánh nhiều và mọc thành bụi hình cầu nhìn rất đẹp mắt. Cây trưởng thành có thể cao từ 40 cm đến 1m. Lá đơn, nhỏ, màu xanh bóng, có hình mũi mác nhọn 2 đầu, mép nguyên. Hoa Mai Vạn Phúc nhỏ, có màu trắng tỏa hương man mác. Ống hoa dài cỡ 1cm và xòe 5 cánh nhỏ trên đỉnh ống. Hoa mọc thành cụm tập trung ở nách lá và ngọn. Cây thường cho hoa quanh năm. Quả dạng quả nang thuôn dài, màu đỏ.
Đặc điểm sinh trưởng
Mai Vạn Phúc là cây ưa ánh sáng hoặc chịu bóng. Chúng có thể
phát triển trên mọi loại đất nhưng phù hợp nhất là đất thịt nhiều dinh dưỡng và
thoát nước tốt.
Ý nghĩa cây mai vạn phúc
Trong phong thuỷ, cây mai vạn phúc có ý nghĩa
về vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao và khí tiết trong sáng của một
người quân tử và vì thế hoa mai vạn phúc giúp xua đuổi những
luồng khí độc, u ám, diệt trừ tà ma. Ngay từ trong cái tên mai “vạn
phúc” cũng ngầm thể hiện rằng ý nghĩa của cây là mang lại những
điều tốt lành, sự may mắn và niềm vui cho gia chủ.
Với sắc hoa trắng xinh đẹp rất hợp với những người
thuộc mệnh Kim, đối với những người mệnh này cây hoa mai vạn phúc sẽ
như một chiếc bùa may mắn hộ mệnh, đem lại thuận lợi tài lộc
cho cuộc sống.
Tác dụng của mai vạn phúc
Là một loại cây nhỏ nhắn, thường được trồng thành những khóm
to nhỏ khác nhau lại cho ra hoa màu trắng nổi bật, nên cây mai tiểu thư rất được
ưa chuộng trồng làm cây cảnh trang trí. Cây có thể được trồng thành một hàng
rào dài những khóm nhỏ hay trồng điểm dưới gốc cây lớn trang trí tiểu cảnh sân
vườn, tạo cảnh quan cho các địa điểm du lịch hay khuôn viên trường học, công
ty, công viên,…
Ngoài ra, còn có thể trồng cây mai vạn phúc trong những chiếc
chậu có hình dạng, màu sắc đa dạng để trang trí khuôn viên sân vườn, trước hiên
nhà hay không gian phòng khách trong nhà, văn phòng và nhiều vị trí khác.
Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, tăng vẻ đẹp cho kiến trúc xung
quanh, mai tiểu thư còn giúp tạo một không gian xanh sạch đẹp, không khí trong
lành. Đặc biệt với hương thơm dịu nhẹ của hoa còn giúp cho mọi người cảm thấy
thư thái, dễ chịu.
Ngoài ra, cây mai tiểu thư còn có công dụng y học khi một số
bộ phận có chứa những thành phần hóa học có lợi cho việc điều trị một số bệnh.
Chẳng hạn, mủ cây có thể dùng để làm dịu vết thương, phòng tránh viêm nhiễm. Rễ
cây còn được sử dụng trong những thuốc có thể điều trị các bệnh ngoài da, đau
răng, đau mắt hay tẩy giun,…
>>> Xem thêm bài viết: Cây Mai Vạn Phúc Là Gì? Tác Dụng, Ý Nghĩa , Cách Trồng Và Chăm Sóc
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mai vạn phúc luôn xanh tốt
Khi bạn đang mất rất nhiều công sức mà chưa tìm hiểu được kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây đúng cách thì bạn có thể xem kỹ thuật trồng cây dưới
đây mà không mất nhiều công sức cho việc trồng và chăm sóc giúp cây phát triển
nhanh chóng, khả năng sinh trưởng tốt trong mọi không gian sống.
Nhu cầu nước: Nước là dinh dưỡng thiết yếu cho cây sinh
trưởng. Ngay từ khi mới trồng thì bạn cần tưới một lượng nước thật đẫm để giúp
cây sinh trưởng, những lúc nắng nóng thì cũng nên tưới nhiều nước vào buổi
sáng, tưới nhẹ vào những buổi chiều tối còn với các hôm trời mát thì chỉ cần tưới
đủ.
Phân bón: 1 tháng nên bóng phân NPK 15;15;15 1 lần cho
cây. Sau đó, khoảng nửa năm thì bón thêm lượng phân hữu cơ hoặc có thể tận dụng
nước vo gạo để tưới trực tiếp cho cây tốt.
Đất trồng: Nên chọn loại đất tơi xốp có khả năng thoát
nước tốt. Khi trồng trong chậu thì nên chọn loại chậu trồng có lỗ thoát nước để
giúp cây không bị úng.