Cây Ngâu - Đặc Điểm, Cách Trồng Và Tác Dụng

Sianguyen
0

Tìm hiểu về cây ngâu

Cây ngâu là cây nhỡ, có chiều cao trong khoảng từ 4 – 7m. Lá kép lông chim, mọc so le, có chiều dài từ 4 – 9cm, rộng 1,5 – 3cm, có 5 – 7 lá chét nhỏ. Lá tận cùng lớn hơn, có hình trứng ngược, đầu tù, gốc thuôn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, cuống lá có cánh.

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có cuống mảnh, đơn hoặc phân nhánh. Hoa màu vàng, rất thơm, lưỡng tính hoặc hoa đực do tiêu giảm.

Quả hạch, hình cầu, khi chín màu đỏ tươi. Mùa hoa quả thường từ tháng 5 – 7.

Đặc điểm cây ngâu

Cây ngâu hay ngâu ta có tên khoa học là Aglaia duperreana, là loại cây bụi nhỏ thuộc chi Gội, họ Xoan. Cây ngâu phổ biến ở Việt Nam và hiện nay đã phổ biến khắp khu vực Đông Nam Á, cây ngâu không chỉ được xem là là loại cây cảnh mà còn được ứng dụng rất nhiều vào đời sống. Chính vì thế mà được rất nhiều người yêu thích.

Cây ngâu thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi nhỏ, sống lâu năm có chiều cao khoảng 1 – 6 m. Cây có nhiều cành nhánh tạo thành dăm, tán cây dạng tròn. Cây có bộ rễ cọc khỏe, ăn sâu vào đất.

Lá ngâu hình bầu dục hơi tròn, kép lông chim, xanh bóng quanh năm. Hoa ngâu màu vàng tươi, nhỏ li ti khoảng 2mm, có nhiều bông hoa kết hợp thành chùm dài khoảng 5-10cm, mọc ở nách lá nên rất sai hoa.

Hoa ngâu có hương thơm vị chanh ngọt ngào, nồng nàn, thanh thoát. Nhiều bông hoa kết thành các chùm dài từ 5 – 10cm. Hoa ngâu thơm hơn vào ban ngày.Hoa ngâu nở từ tháng 4 đến tháng 9 sau những cơn mưa rào.

Hoa ngâu thuộc loại đơn tính khác gốc: hoa đực và cái trên 2 cây khác nhau. Hoa cái được thụ phấn mới có quả. Quả ngâu có hình trứng, mỗi quả có chứa một hạt giống. Quả nhỏ hình trứng khi chín có màu đỏ cam hoặc cam. Cây ngâu rất khó đậu quả


Công dụng của cây ngâu

Giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao

Ngâu là cây cảnh đã gắn bó lâu đời với người Việt. Sở hữu hình dáng sang trọng, mùi thơm thanh thoát, dễ dàng tạo hình nên nó được trồng nhiều trong sân vườn nhà, khuôn viên các công trình tâm linh, văn hóa tín ngưỡng.

Chính nhờ ý nghĩa phong thủy sâu sắc và nét đẹp của loài hoa ẩn mình sâu trong những tán lá để tỏa ra những hương thơm ngào ngạt, nên cây ngâu được rất nhiều người yêu thích. Và cây ngâu còn được trồng như một loại cây công trình, cây cảnh trong nhà. Vì thế nên đem lại giá trị kinh tế cao dành cho người nông dân.

Có tác dụng chữa bệnh

Trong Đông Y, cây ngâu có tác dụng chữa bệnh như điều trị huyết áp, hen suyễn, mắt sáng,… Đặc biệt, hoa cây ngâu có hương thơm nồng nàn có tác dụng giúp bạn thư giãn, tác dụng chữa chứng đầy bụng.

Ý nghĩa cây ngâu trong phong thủy bạn đã biết hay chưa?

Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo và mùi hương thơm, trong phong thủy cây ngâu còn có tác dụng như một chiếc bình trấn yểm cho ngôi nhà của bạn. Khi trồng cây ngâu trong nhà sẽ giúp gia chủ cân bằng năng lượng của các mệnh. Đồng thời, xua đuổi tà ma và đem đến nhiều may mắn, thuận lợi.

Hơn nữa, cây ngâu phong thủy còn có sức sống mãnh liệt, cành lá xum xuê ngụ ý là sự sung túc, gắn bó và yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình. 

Cũng chính vì ý nghĩa phong thủy này mà loại cây này rất được ưa chuộng để trồng ở sân vườn. Chắc hẳn, lúc này bạn đã có câu trả lời thú vị nhất cho câu hỏi trồng cây ngâu trước nhà có tốt không rồi đấy.

>>> Xem thêm bài viết Hoa Tóc Tiên Có Ý Nghĩa Gì? Công Dụng Của Hoa Tóc Tiên

Hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây ngâu chính xác nhất

Cách chăm sóc ngâu như thế nào vẫn luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể mua cây giống tại các vườn ươm hoặc có thể thực hiện các cách trồng cây ngâu khác. Để có thể tạo được một chậu cây cảnh đẹp, bạn đừng vội bỏ qua các tiêu chí sau đây nhé!

Đất trồng

Muốn cây có thể phát triển tốt nhất, bạn nên lựa chọn loại đất tơi xốp và có đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đất cũng nên có khả năng thoát nuocs tốt tránh tình trạng cây bị ngập úng. Đất trồng tốt sẽ giúp cây phát triển và nhanh lớn hơn.

Tưới nước

Đối với những cây mới trồng bạn cần giữ cho đất luôn được ẩm. Điều này sẽ có tác dụng kích thích cây ra rễ. Khi cây đã phát triển được khoảng 3 – 6 tháng, bạn hãy tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/tuần dựa theo điều kiện thời tiết nữa nhé.

Ánh sáng

Ánh sáng: là loài ưa sáng, bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, nếu nắng quá gắt có thể có biện pháp che chắn. Nếu trồng cây trong nhà thì cần có ánh sáng gián tiếp, hàng tuần mang cây ra ngoài nắng sớm khoảng 1 tiếng.

Tuy nhiên, cây ngâu có kích thước khá lớn nên bạn nên trồng bên ngoài. Còn một số cây ngâu tàu hay ngâu bonsai sẽ được đặt trong nhà. Nhưng để cây đẹp hơn và cho hoa nhiều hơn thì bạn hãy thường xuyên mang cây ra ngoài phơi nắng.

Tỉa cành

Cây dạng bụi nếu sinh trưởng quá nhanh có thể khiến cây bể dáng, kém thẩm mỹ và để cây ra nhiều hoa hơn thì hãy tỉa cành hồng để dáng cây ngâu bonsai được tròn  và đẹp. Bên cạnh đó, việc tỉa cành còn giúp cây phát triển tốt hơn.

Dinh dưỡng

Trước khi trồng bạn hãy bón cho cây một lớp phân lót điều này sẽ có tác dụng kích thích cây của bạn sinh trưởng tốt hơn. Vào thời điểm cây được khoảng 3 – 6 tháng, bạn bắt đầu có thể sử dụng phân NPK để bón cho cây. 

Nếu bạn muốn cây nhanh ra hoa và lá xanh hơn thì có thể tăng lượng phân bón của cây. Thời điểm mà hoa nở đẹp nhất là vào tháng 4 đến tháng 9. Vì vậy nếu bạn muốn cây nở hoa vào đúng dịp thì nên bón phân trước khoảng 1 – 2 tháng. Điều này có tác dụng kích thích cây ra hoa nhiều hơn.

Phòng ngừa sâu bệnh

Cây ngâu có mùi hương xua đuổi côn trùng nên hiếm khi bị sâu bệnh. Mặc dù cây ngâu rất dễ để chăm sóc tuy nhiên không có nghĩa chăm sóc những cây ngâu vẫn có thể bị các loại sâu bệnh như: rệp, bọ rầy, sâu đục thân,… 

Do đó, trong quá trình chăm sóc cây ngâu cảnh bạn cũng nên lưu ý kiểm tra và phòng bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cây.

Một điều mà bạn nên nhớ là khi cây ra hoa thì không được phun thuốc sâu vì điều này sẽ rất dễ ảnh hưởng đến tiến độ ra hoa và mùi hương của cây.

Thông tin liên hệ:

Blog Sia

Email: info@sianguyen.com

Website: 

www.sianguyen.com

www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: