Sanh chính là một trong những loại cây cảnh được nhiều gia chủ lựa chọn để giúp không gian sống của mình trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn. Mặt khác, sanh còn là loại cây ẩn chứa bên trong nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thuỷ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về cây sanh cảnh
Cây sanh hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác là cây
xanh, cây gùa, cây si,… Sanh là loại cây thuộc họ Dâu Tằm và có tên trong khoa
học là Ficus Benjamina L. Sanh là loài cây có mặt ở hầu hết mọi quốc gia trên
thế giới nhưng phổ biến nhất vẫn là Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Sanh là loại cây thân gỗ, nhiều cành lá, rễ phụ được mọc ra
từ thân và đâm sâu xuống mặt đất. Lá cây có hình trái xoan, màu xanh thẫm, đầu
nhọn và nhẵn bóng ở cả hai mặt. Tùy theo điều kiện môi trường và cách chăm sóc
mà cây sanh sẽ có những kích thước khác nhau.
Ở nước ta hiện nay thì cây sanh được trồng nhiều ở khuôn
viên sân vườn biệt thự, khu đô thị, công viên,… Đồng thời, cây cũng được cắt tỉa,
uốn thế tạo thành nhiều hình dáng khác nhau. Ngoài ra, cây còn được tạo dáng
bonsai và trồng trong chậu và đặt trong phòng khách, phòng làm việc, công ty,…
để trang trí không gian nội thất.
Cách tạo tán lá cực đẹp cho cây Sanh
Thông thường, để tạo kiểu tán lá cho cây Sanh, người ta thường
dùng 4 kiểu tạo tán lá sau đây:
Kiểu tán lá tròn đầy
Phần cành và thân cây sẽ được uốn nắn làm thế nào cho chúng
tạo ra các tầng tán lá xòe rộng. Sau khi uốn xong người ta sẽ sử dụng dây thép
để cố định kiểu cho cây.
Kiểu tán lá thoáng
Kiểu tán lá này đề nghị bạn hãy quan tâm cắt tỉa bớt tán lá
của cây Sanh nhằm khiến phần tán lá trở nên thoáng hơn thay vì rậm rạp như ban
đầu.
Kiểu tán lá phá cách
Kiểu tán lá này phụ thuộc chủ yếu vào con mắt thẩm mỹ của từng
người trồng. theo đó sẽ đưa đến được các kiểu tán lá cho cây Sanh hết sức độc
đáo và đẹp mắt.
Kiểu tán lá truyền thống
Là kiểu tạo tán lá làm thế nào cho phần mặt trên của tán lá
có hình tròn, còn mặt phía bên dưới thì bằng phẳng, các phần bóng tán lá phải
cùng nằm chung một mặt phẳng với nhau để đưa đến sự đồng đều cho hình dáng của
cây.
>>> Xem thêm bài viết: Truyền thuyết và ý nghĩa hoa tiên ông
Trồng cây Sanh trước nhà có tốt không?
Cây sanh là loại cây phong thủy không còn quá xa lạ với những
gia chủ hiện nay. Với đặc điểm là một loại cây thân gỗ có tốc độ phát triển
nhanh chóng. Chúng có hệ thống cành lá xum xuê, um tùm.
Đầu tiên với loại xây xanh tốt quanh năm như cây Sanh thì chắc
chắn việc trồng trước nhà là vô cùng hợp lý. Bởi nó sẽ mang tới cho nhà bạn sự
tươi mới và tràn đầy năng lượng. Cây Sanh còn là loại cây phong thủy có khả
năng sinh trưởng phát triển tốt mà không cần tốn nhiều công sức và thời gian
chăm sóc.
Cây Sanh có thể sống tự nhiên với chiều cao lên tới 15 – 20
mét nếu diện tích sân đủ rộng. Còn nếu diện tích nhỏ thì có thể chọn cây sanh dạng
bonsai và thường xuyên cắt tỉa tạo dáng để phù hợp với không gian nhà.
Cây Sanh hợp tuổi gì, mệnh gì?
Cây Sanh phù hợp nhất để trồng đối với các người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Những người thuộc hai cung mệnh này khi trồng cây Sanh sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, thuận tiện trong sự nghiệp cũng như lôi kéo nhiều tài lộc, hưng vượng về với bản thân.
Ý nghĩa phong thủy của cây sanh cảnh
Cây sanh có nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp. Chính vì thế,
trong phong thủy, cây sanh được cho rằng sẽ mang đến tài lộc, may mắn
cho gia chủ. Ngoài ra, cây sanh còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh
sôi, nảy nở, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.
Bạn nên trồng 2 - 3 cây sanh to trước nhà thay vì chỉ
trồng một cây sanh. Điều này sẽ giúp thu hút nguồn dương khí cho ngôi nhà, nhờ
đó giúp bạn thuận lợi, may mắn hơn trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, khi trồng cây, bạn cũng nên chăm sóc, cắt tỉa
cây thường xuyên để tránh những nguồn năng lượng tiêu cực.
Cách trồng, tạo thế và chăm sóc cây sanh cảnh
Kỹ thuật uốn tạo thế cây sanh
Tạo tán cổ
Bạn dùng một nhánh cây chính đã được co kéo, sau đó ép thành
một tầng nằm ngang, mặt bông tán hình tròn. Phía dưới bằng phẳng, phía trên
hình nhánh dăm, lá phát triển để có được hình mâm xôi.
Bạn cần lưu ý rằng các tán bông phía trên phải nằm ngang và
song song với mặt đất. Bên cạnh đó, đường kính các tán cũng cần phù hợp với
kích thước của cây, cách đều nhau và không nghiêng ngả. Tán lá trên cùng cần phải
tròn đều, không được nhọn chọc lên trời.
Tạo tán cách tân hình tròn
Với kỹ thuật này, bạn cần tạo hình sao cho các cành và nhánh
cây uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng. Bạn uốn dây thép để uốn
cành như hình dấu ngã. Một thời gian sau, khi cây đã được tạo thành thế tán cây
hình tròn, bạn tháo dây thép ra và thực hiện tỉa cành như bình thường.
Cách trồng cây sanh
Trồng cây theo phương thức gieo hạt
Bạn chuẩn bị đất trồng và quả giống. Cần lựa chọn những quả
mềm, chín mọng để lấy hạt gieo ngay.
Bạn làm luống với kích thước mỗi luống rộng 60cm và cao
12cm. Sau đó, bạn thực hiện gieo hạt theo khoảng cách 5x5cm và làm ẩm đất bằng
bình phun nước chuyên dụng. Điều này sẽ giúp cây nhanh nảy mầm và phát triển.
Khi cây mọc khoảng 4 – 5 lá thật, bạn có thể trồng vào bầu
hoặc cho vào luống cây chính. Khoảng 1 năm sau, khi cây có chiều cao từ 40 –
60cm, bạn có thể trồng cây vào chậu và uốn dáng cây sanh theo ý muốn của mình.
Trồng cây theo phương thức giâm cành
Bạn lựa chọn những cành của cây có tuổi thọ từ 2 năm trở
lên, cành khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cành có độ dài khoảng 50 - 65cm.
Tiếp theo, bạn dùng dao cắt một đoạn ngọn dài khoảng 15 -
20cm từ đầu ngọn vào, mỗi đoạn nhánh là một hom.
Bạn cho đất mùn và phân chuồng đã ủ mục vào trong túi nilon
đen có kích thước 12x10cm. Sau đó cắm đoạn hom vào sâu khoảng 3 – 4cm.
Khoảng 2 – 3 tháng sau, khi cành giâm đã mọc rễ và phát triển,
bạn có thể đem cây trồng trong chậu hoặc trong vườn.