Cây Sưa Đỏ – Một trong những loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao nhất tại Việt Nam

Sianguyen
0

Cây sưa đỏ được xếp vào danh sách những loại cây gỗ quý và có giá trị kinh tế lớn; ngày càng được nhân rộng diện tích trồng ở Việt Nam. Ngoài mục đích lấy gỗ, cây còn tạo cảnh quan đẹp mắt với những tán lá xanh mướt; những chùm hoa trắng nhỏ xinh thoảng hương thơm dịu nhẹ. Bà con đang tìm chọn loại cây trồng giá trị kinh tế cao, cây sưa đỏ sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Đặc điểm của cây sưa đỏ

Tên khoa học của Cây Sưa Đỏ là Dalbergia Tonkinensis Prain; là loại cây trồng lấy gỗ và mang tới bóng mát cho nhiều công trình.

Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của là Dalbergia Tonkinensis Prain; là loại cây trồng lấy gỗ và mang tới bóng mát cho nhiều công trình. Đặc điểm cây gỗ sưa đỏ là thân thẳng, to sần sùi, vỏ ngoài có màu nâu xám. Lá Sưa Đỏ thuộc loại lá kép, hình bầu dục hoặc trái xoan, mọc so le nhau, cuống dài 8-20cm.

Hoa của cây sưa đỏ có màu trắng, kích thước hoa nhỏ, mọc thành từng chùm. Hương thơm của hoa dịu nhẹ, thoang thoảng. Quả Sưa Đỏ mọc thành từng chùm, thuôn dài và dẹt, hạt bên trong cứng. Gỗ sưa đỏ cũng có hương thơm nhẹ, đốt gỗ giác sẽ để lại tàn mùi thối; vì vậy còn được gọi là cây Trắc Thối.

Đặc tính sinh thái

Cây sưa đỏ là loài cây ưa sáng, thích hợp trồng ở những vùng đất sâu, dày, độ ẩm cao. Cây trưởng thành có chiều cao từ 6-12m và khả năng sinh trưởng trung bình.

Theo kinh nghiệm của những người trồng sưa đỏ, trong 1-2 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh. Giai đoạn này, cây có thể vươn dài từ 4-5 m, đồng thời thân cây uốn cong như cần câu và cây càng cong thì sinh trưởng càng mạnh. Sau 3 tuổi cây sẽ tự vươn thẳng.


>>> Xem thêm bài viết: Các loại cây chuỗi ngọc hiện nay, tác dụng và cách trồng cây

Cách nhận biết cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ không chỉ được xem là loại cây cảnh công trình giúp thanh lọc không khí mà còn cây gỗ sưa đỏ thuộc hàng gỗ hiếm đem lại giá trị kinh tế cao. Chính nhờ những giá trị của cây sưa đỏ này nên nó càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, bạn nên biết cách nhận biết cây sưa đỏ và sưa trắng để tránh bị nhầm lẫn:

Đặc điểm phân biệt

Cây sưa đỏ

Cây sưa trắng

Lá cây

Lá mọc so le

Lá mọc đối xứng

Hoa

Hoa cây sưa đỏ mọc thành chùm, hoa nhỏ và có màu vàng nhạt

Hoa có màu trắng và cánh hoa lớn

Thân và quả

Thân cây sưa đỏ có màu nâu, vỏ cây xù xì.

Thân cây sưa trắng có màu xanh, thân cây cây bóng nhẵn





Ý nghĩa cây sưa đỏ

Ý nghĩa kinh tế

Với đặc điểm có mùi hương thơm dễ chịu, thanh lọc không khí, hiện nay loài cây này được xếp vào hàng gỗ quý hiếm nên có giá bán rất cao. Đối với cây sưa đỏ có 10 năm tuổi sẽ được bán với giá khoảng 10 triệu đồng/ kg.

Vào thời vua chúa cây sưa đỏ thường được dùng để làm nội thất cao cấp, hương liệu và dược liệu. Thời nay cây sưa đỏ được đóng thành bàn, tủ, ghế, tượng Phật,...

Trong Đông y, dầu được ép từ gỗ của cây sưa đỏ còn có công dụng dùng để điều trị căn bệnh viêm xương rất hiệu quả nữa đó.

Ý nghĩa phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, cây sưa đỏ có thể mang lại vượng khí cho gia chủ và mùi thơm đặc biệt của loài cây này rất tốt cho sức khỏe. Loại gỗ này thường dùng làm bàn ghế, tượng phật, tượng thần tài để giúp mang lại may mắn và tài lộc.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4. Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9. – Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.100 cây. – Hoặc cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét. Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây che mát cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày…

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50x50x50cm là phù hợp.

Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.

>>> Xem thêm bài viết: Hoa sen trắng có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc hoa sen trắng

Kỹ Thuật Trồng Cây Sưa Đỏ:

Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được bón phân, sau đó vun đất đều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vở bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

- Tưới cây: khi mới trồng cây còn nhỏ lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây ( lưu ý độ ẩm cho cây 3-4 ngày tưới 1 lần) - Cây đã bắn rễ sống đều, giảm dần nước tưới kết thúc cho cây bằng phân NPK và phân chuồng tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Tỉa cành: Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một thân cây nhanh phát triển. - Đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng ( ngọn không bị cong ) Cây 1 tuổi chăm bón tốt có độ cao từ 3,5 – 4m. - Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sưa Đỏ:

Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.

>>> Xem thêm bài viết: Cây dừa cảnh hợp tuổi nào? Cách trồng và chăm sóc

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sưa Đỏ:

Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá Sưa. các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá sưa, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây sưa. Sâu, Bọ, bệnh hại cây sưa còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác… Xem thêm cách phòng trừ sâu bệnh.

Thu Hoạch và Bảo Quản:

– Giá trị đích thực cây Sưa đỏ hiện nay chỉ có người buôn gỗ Sưa mới biết được. Thị trường tiêu thụ là xuất khẩu thô hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ đắt tiền. – Cây Sưa trồng 10 năm, sinh trưởng trung bình có đường kính trung bình 25cm, cao 13m. Như vậy tuổi thành thục cây Sưa từ trên dưới 10 năm trở lên. – Hiện tại người ta lùng mua đồ gia dụng làm bằng gỗ Sưa như đi mua đồ cổ: Giường, tủ, bàn ghế cũ với giá cao tùy theo tốt xấu.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: