Cây thiên tuế là gì?
Cây thiên tuế, cây vạn tuế là tên gọi của cùng một loài cây hay của hai loài cây khác nhau? Khi chỉ ngắm nhìn sơ qua về hình dáng và sắc thái, mọi người hầu như sẽ khó phân biệt giữa hai loại cây này.
Thiên tuế và vạn tuế là hai loại cây cùng thuộc chi thiết đuôi phượng (chi tô thiết), họ Tuế. Chúng là cây trường thọ, sống lầu năm; với sức sống mãnh liệt và chịu hạn rất tốt, có khi bị cháy đến nữa thân nhưng cây vẫn có khả năng hồi sinh. Và có khả năng sinh nhánh con ở thân cây cũng như mọc cây con ở gốc cây.
Tuy nhiên, hai loại cây này đều là cây chịu nước rất kém; bù lại khi cắt bỏ lá đi thì lá cây rất lâu bị héo.
Cách phân biệt cây thiên tuế và cây vạn tuế
Cây thiên tuế
Cây thiên tuế có thân trơn tương tự giống thân cau; màu vàng nhạt. Thân gốc hay phình ra, giữa thân hay thắt cổ chai trông giống hình hồ lô.
Lá thiên tuế mỏng và mềm hơn vạn tuế, màu xanh tươi hơn. Mọc thưa hơn trên cuống lá.
Thiên tuế chỉ có nhánh mọc ở giữa thân, không có cây non mọc ở gốc.
Hằng năm, các lá non thiên tuế mọc ra thì các lá già ở gần gốc sẽ tự rụng đi.
Cây Vạn Tuế
Vạn tuế có thân nhiều mắt, xù xì, giống như quả khóm (thơm). Thân to điều từ gốc đến ngọn.
Lá hình cứng, bóng, màu xanh đen, mọc dày trên cuốn; lá gai nhọn khi vô tình đâm vào tay rất đau nhức.
Cây con mọc từ gốc hoặc giữa thân, hình dạng như củ hành trắng nhưng màu nâu và có gai nhọn trên đọt củ. Chỉ cần đợi củ già (màu nâu sậm), tách ra khỏi thân mẹ, đem giâm trong phân mùn hoặc đất ẩm là lên cây ngay, thuộc loai dễ ươm trồng.
Đối với vạn tuế thì không xảy ra hiện tượng tự rụng lá già.
Tóm lại, cả hai loài Cây thiên tuế, cây vạn tuế đều mang vẻ đẹp của sự uy nghi, sang trọng, cổ kính, trường tồn, nên chúng hay được trang trí nơi trang nghiêm, như đền chùa miếu di tích, trường học,… Bên cạnh đó, chúng còn được trồng ở các khu du lịch, trồng sân vườn làm cảnh hoặc trồng tạo các tiểu cảnh ở mặt tiền để tạo sự tin cậy, uy tín.
>>> Xem thêm bài viết: Cúc vạn thọ có gì đặc biệt - Phân loại hoa cúc vạn thọ
Ý nghĩa phong thủy của cây thiên tuế
Hình ảnh cây thiên tuế với cái tên đầy ý nghĩa cùng với dáng đứng hiên ngang, bất khuất đã thể hiện được sự sang trọng, sự uy nghi của cây. Chính vì thế mà cây vạn tuế sẽ đem lại sự cân bằng năng lượng của gia chủ, đem đến sự bền vững trong cuộc sống và sự nghiệp.
Trong phong thủy, cây thiên tuế còn mang ý nghĩa với sức sống bất khuất, có tác dụng cân bằng khí âm dương, được ví như những tráng sĩ đứng canh cho ngôi nhà của bạn. Vì thế mà những ai trồng cây thiên tuế ở nhà sẽ đem đến những may mắn, xua đuổi đi tà khí, giúp cho các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn.
Đặc biệt, hoa thiên tuế rất hiếm khi nở, thường mất từ 10 – 60 năm, vì thế mà nó được xem như là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc dành cho gia chủ.
Công dụng của cây vạn tuế
Được xếp vào bộ tam đa cây phong thủy phúc (cây sanh), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế) với ý nghĩa rất tốt đẹp mang lại sức khỏe và sự bình an cho gia chủ nên vạn tuế được trồng nhiều tại các ngôi nhà cây vạn tuế càng to lớn thì càng may mắn.
Cây van tuế được sử dụng nhiều để trang trí trong các lễ hội hoa hoặc đám cưới với giá trung bình từ 2 – 5 nghìn/ lá. Với dáng hình đẹp dễ uốn lượn để tạo hình nên rất được ưa chuộm tại các tiệm hoa tươi, hiện nay nghề trồng vạn tuế lấy lá bán cho các thành phố lớn cũng rất phát triển.
Ít người biết hạt cây vạn tuế có tác dụng chữa bệnh rất lớn theo Đông Y hạt lá rẽ cây đều có thể làm thuốc. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết giải độc. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, tích thật có tinh, hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng phong hoạt lạc, bổ thận. Tuy nhiên các thành phần đều có độc tố nên cần phải làm sạch trước khi sử dụng trên con người.
>>> Xem thêm bài viết: Chậu cây đẹp trồng trong nhà và công dụng của chúng
Cách trồng, chăm sóc cây Thiên Tuế
Đất trồng:
Cây Thiên Tuế phát triển tốt nhất trên loại đất pha cát, có khả năng thoát nước tốt. Bạn cần lưu ý, chuẩn bị đất trồng có trộn lẫn phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, có nhiều mùn cây sẽ phát triển rất thuận lợi. Khi trồng cây thiên Tuế, bạn cũng nên bón lót cho cây. Sau đó khoảng 2 tháng, bạn nên bón thúc phân để cây phát triển tốt. Trong thời kì cây phát triển nên bón thêm phân đạm cho cây.
Ánh sáng:
Cây Thiên Tuế là loại cây ưa sáng, chính vì vậy bạn nên trồng cây ở chỗ có đủ nắng, đủ gió, không khí thoáng đãng, cây sẽ phát triển xanh tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn cây còn nhỏ cần phải che bớt ánh sáng. Là loại cây chịu được khí hậu ôn đới và khí hậu nóng.
Sâu bệnh:
Cây Thiên Tuế là loại cây ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên cũng nên quan sát cây để phòng trừ bệnh rệp sáp, nấm. Theo nghiên cứu của giới cây cảnh thì Thiên Tuế có thể bị một số loại bệnh là rệp sáp, rệp vẩy thường bị vào mùa khô. Dùng hỗn hợp thuốc Pyrinex 20EC kết hợp với Applaud 10WP.
Sâu ăn ngọn non của Thiên Tuế. Bệnh cháy lá, vàng lá, đốm lá. Cách trị bệnh này, khi thấy có hiện tượng đốm lá, vàng lá, bạn nên sớm cắt bỏ lá bị bệnh. Sau đó tiến hành phun thuốc Regent 80SC-0,1%.
Nhân giống:
Thiên Tuế được nhân giống bằng hai cách cách khá đơn giản. Cách thứ nhất là nhân giống từ hạt, cách thứ hai là tách cây con. Trong hai cách này, người chơi cây cảnh thường lựa chọn cách thứ hai: tách cây con từ thân cây mẹ. Cách làm này đơn giản hơn và không mất nhiều thời gian.
Phương pháp tách cây con từ cây mẹ:
Bạn chỉ cần tách các chồi non ở quanh thân cây mẹ hoặc ở dưới gốc cây mẹ đem trồng.
Lưu ý, khi tách cây non thì nên chọn lựa chồi có thân củ to, như vậy cây sẽ đảm bảo độ an toàn hơn, sẽ dễ sống hơn.
Với phương pháp tách cây, bạn nên làm vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Chọn cây con có càng nhiều rễ càng thuận lợi. Khi quan sát thấy cây con có khoảng 6 lá thì nên tách cây.
Khi tách xong thì bôi tro hay sáp vào chỗ tách đó. Để cây con vừa tách vào nơi râm mát khoảng 2 tiếng đồng hồ thì mang đi trồng.
Cần chú ý chăm chút kĩ càng cây khi trồng sau một tháng.
Phương pháp gieo hạt:
Phương pháp này được tiến hành như sau
Khi hạt chín, bạn thu hái và tiến hành ngâm hạt qua nước khử trùng từ khoảng 6 – giờ.
Gieo hạt thời điểm tốt nhất là tháng 2, tháng 3.
Đất chuẩn bị để gieo hạt là đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng, nhiều mùn có độ ẩm cao.
Gieo hạt xong cần tưới nước và cần dùng tấm nhựa, vải đen để che chắn.
Từ lúc gieo đến lúc nẩy mầm khoảng nửa tháng. Khi thấy Hạt Thiên Tuế nảy mầm thì bạn nên bỏ tấm che và chăm sóc cây non.
Cần lưu ý, giữ độ ẩm cho cây, nhưng không để quá nhiều nước, cây sẽ bị thối rễ. Khi cây con ra hai lá thì bứng ra luống trồng. Bón phân NPK định kì cho cây nửa tháng 1 lần để tăng sức đề kháng. Khoảng 2 năm sau, bạn có thể mang ra vườn trồng hoặc cho vào chậu.