Cây thường xuân là gì?
Cây Thường Xuân hay còn có tên gọi khác như Trường Xuân, cảnh
dây Nguyệt Quế, dây Thường Xuân, dây lá Nho hay cây Vạn Niên…Từ trước tới giờ
cây luôn được mọi người ưa thích vì được ví như một bộ máy lọc không khí trong
nhà. Thường Xuân có thể hấp thụ được những chất có hại như: aldehyde formic,
benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ
khói thuốc. Cây Thường Xuân mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm
khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ. Cây mọc dạng rủ,
lại thích hợp điều kiện trong nhà vì thế cây rất phù hợp để trang trí trong
phòng, quán cà phê, quán hát, phòng nghỉ, phòng họp, nhà hàng, khách sạn…
Công dụng của cây thường xuân
Công dụng của cây Thường Xuân trong đời sống
Lá cây Thường Xuân có đặc tính kháng viêm và sát khuẩn cao,
cho nên thường được sử dụng để giải độc tố ở gan, dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ
tiêu chảy hoặc mắc các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, nhiều người còn dùng lá
cây Thường Xuân để đắp có công dụng chữa trị chứng đau nhức xương khớp, đau vai
gáy hoặc đau khớp gối. Lá cây cũng được dùng để phòng ngừa một số chứng bệnh về
hô hấp.
Cây Thường xuân với vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút được nhiều
người sử dụng để trang trí trong vườn, tạo bóng mát nhờ khả năng leo bám của
cây. Hơn nữa cây còn có một vài ý nghĩa trong phong thủy mà ít người biết đến.
>>> Xem thêm bài viết Hoa thủy tiên có ý nghĩa gì? Cách trồng hoa thủy tiên
Công dụng cây thường xuân trong y học
Hội đồng khoa học châu Âu đã công nhận rằng dịch chiết từ lá
thường xuân có thể làm dịu cơn ho và làm giảm đau ho vào năm 1998. Ngoài ra,
thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc. Hạt ngâm rượu để
trị bệnh phong huyết, đau lưng.
Ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, người ta sử
dụng cây thường xuân để trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu,
mắt mờ, nhọt độc sưng đau và sử dụng lá làm thuộc chườm nóng trị sưng hạch; quả
làm thuốc trị thấp khớp.
Trong y học dân gian Ý, lá thường xuân được dùng làm thuốc uống
để trị sỏi mật và làm thuốc sắc rửa trị đau dây thần kinh, viêm mô tế bào và
đau răng.
Cây thường xuân hợp mệnh gì?
Theo ngũ hành phong thủy, cây thường xuân hợp với những người mệnh Thủy. Tuy nhiên, đây là loại cây xanh tốt quanh năm nên tất cả các tuổi đều trồng được. Cây còn có ý nghĩa phong thủy xua đuổi âm khí, mang lại bình an và may mắn cho chủ sở hữu cây thường xuân trong nhà.
Vị trí trồng cây thường xuân
Tùy theo không gian phòng ốc của mình mà chọn cho mình kích thước cây phù hợp. Dùng để trang trí nhà hàng, khách sạn, quán cafe, phòng khách, …trồng trong chậu để ở bàn, treo ở ban công, làm hàng rào.
Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy
Theo tương truyền, thường xuân có khả năng xua đuổi tà ma,
những vận hạn đen đủi, từ đó mang đến bình an, thịnh vượng cho gia chủ. Cái
tên thường xuân cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho tài lộc, sinh sôi nảy nở và
may mắn.
Theo phong thủy, thường xuân mang mệnh mộc, tương ứng với
màu xanh lá cây. Xanh biểu tượng cho sự an yên, bình an. Với người hay
nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc gây ảnh hưởng tới công việc chung, thì nên trồng
cây này.
Ngoài ra, cây cũng phù hợp với những người có mệnh Thủy. Tuy
vậy, cây là loài thực vật dây leo khả năng trường tồn và mọc quanh năm nên hợp
với hầu như mọi tuổi, và bất cứ ai cũng có thể trồng được.
Cách chăm sóc cây trường xuân:
Ánh sáng: không có yêu cầu quá khắt
khe đối với ánh sáng, cây cảnh thường xuân có thể phát triển tốt ở dưới ánh
sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong phòng thiếu ánh nắng. Nhưng đa số các loại
khi trồng trong nhà cần duy trì ánh sáng đầy đủ, tránh ánh nắng mạnh trực tiếp.
Nhiệt độ: Ưa mát mẻ, khả năng chịu lạnh
cao. Kỵ môi trường có nhiệt độ cao, trên 30 độ C cây có thể ngừng sinh trưởng.
Vào mùa đông nên duy trì ở nhiệt độ từ 10 – 18 độ C.
Nước: Ưa ẩm, nên sử dụng cách
phun nước lên bề mặt lá. Nếu lượng nước không đủ cây sẽ dễ bị rụng lá, nhưng nếu
tưới quá nhiều cũng làm thối rễ.
Đất: Thường dùng loại đất màu mỡ,
tơi xốp, như hỗn hợp đất mùn và đất vườn để trồng
Phân bón: là loại cây cảnh không ưa phân bón, trong mùa sinh trưởng bên bón một lớp phân mỏng loãng, mỗi năm bón khoảng 2-3 lần là đủ. Có thể bón phân xanh hoặc phân vô cơ tổng hợp. Đối với những cây đã tạo hình trồng trong nhà thì có thể bón ít hơn
Cây Thường Xuân thỉnh thoảng bị một số bệnh.
Nếu là bệnh than, bệnh đốm loang thì dọn sạch lá mang mầm bệnh
rồi phun dung dịch Bordeaux, Carbendazim hoặc Fosetyl – aluminum. Nếu là bệnh
Aspidiotus, bệnh sâu cuốn lá thì có thể phun thuốc Omethoate.