Chắc hẳn ai cũng đã từng nhìn thấy cây Thủy trúc, một loại cây thủy sinh bán cạn có hình dáng thanh mảnh, các lá cây xếp đều đặn như một bông hoa xanh duyên dáng đem đến vẻ đẹp mới lạ, sinh động ở vị trí cây xuất hiện.
Thủy trúc phát triển rất nhanh, lại chịu được bóng, nắng nên
được sử dụng nhiều để tạo tiểu cảnh hồ nước trong sân vườn, biệt thự.
Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loài cây này qua bài viết dưới
đây
Giới thiệu cây thủy trúc
Cây thủy trúc có những đặc điểm chính sau đây:
- Thuộc nhóm cây thủy sinh, chuyên sống trong nước.
- Sở hữu ngoại hình đặc biệt, thân và lá rất đẹp.
- Thân câu nhỏ, tròn, có màu xanh lục, tương đối cứng cáp. Sờ
vào thân cây thấy nhẵn.
- Cây mọc thẳng, có xu hướng tạo thành bụi. Rễ chùm bám chắc
vào đất.
- Lá mọc dài, xếp vòng với nhau, cong xuống mặt đất. Lá có
màu xanh, và rất mỏng manh.
- Cây thủy trúc có hoa. Lúc còn non, những bông hoa này màu
trắng. Khi về già, chúng chuyển dần sang màu nâu.
- Công dụng: làm sạch môi trường nước, thanh lọc không khí. Cây
thủy trúc thích hợp trang trí bể cá, làm tiểu cảnh sân vườn hoặc trong nhà.
>>> Xem thêm bài viết Cây phượng vỹ có ý nghĩa gì? Công dụng của cây phượng vỹ
Ý nghĩa cây thủy trúc
Trong phong thủy, thủy trúc với dáng đứng hiên ngang và sức
sống bất diệt của mình có tác dụng xua đuổi tà ma, đuổi đi những điều xui xẻo,
không may mắn. Nó thường được trồng trong sân vườn, với hình dạng tỏa ra như những
chiếc dù, giống như chiếc lá chắn chấn phong thủy đem lại cho gia chủ nhiều tài
lộc và may mắn.
Bên cạnh đó, thủy trúc trong điều kiện khắc nghiệt vẫn hiên
ngang và có sức sống dẻo dai, bền bỉ giúp thúc đẩy, cân bằng nguồn năng lượng
tích cực nên đem lại những thăng tiến, thành công trong cuộc sống và công việc
cho gia chủ.
Công dụng của cây thủy trúc
Thủy trúc sống tốt trong môi trường nước nhờ bộ rễ chùm nên
được chọn làm cây thủy sinh lọc nước bẩn, giúp nước trong và sạch hơn. Chính vì
thế cây được trồng nhiều ở các ao, hồ cá, sông ngòi để thanh lọc những nguồn nước
ô nhiễm.
Công dụng của cây thủy trúc
Thủy trúc sống tốt trong môi trường nước nhờ bộ rễ chùm nên
được chọn làm cây thủy sinh lọc nước bẩn, giúp nước trong và sạch hơn. Chính vì
thế cây được trồng nhiều ở các ao, hồ cá, sông ngòi để thanh lọc những nguồn nước
ô nhiễm.
>>> Công dụng của hoa thược dược - Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược
Cách trồng và chăm sóc cây Thủy trúc
Cách trồng cây Thủy trúc
Thủy trúc có sức sống khá mãnh liệt, lại có thể phù hợp
với cả trên cạn lẫn dưới nước nên cách trồng không có gì quá khó.
Trúc thủy được nhân giống bằng cách tách bụi, nghĩa là từ một
bụi to, bạn nhẹ nhàng tách cây con ra, cần cẩn thận để giữ được sự an toàn cho
bộ rễ, nhờ đó cây mới có thể phát triển tốt.
Trồng trong chậu hoặc ra đất
Chuẩn bị đất đảm bảo độ tơi xốp, trộn thêm xơ dừa và phân hữu
cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Sau khi tách bụi, bạn loại bỏ rễ hư thối, lá vàng úa hay sâu
bệnh, tiếp đó mang cây con trồng xuống đất, lấp đất lại và nén nhẹ để giữ chặt
cây.
Tưới nước đều đặn hàng ngày vào sáng sớm để duy trì độ ẩm cho đất. Nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng để thúc đẩy quang hợp, nhưng tránh những nơi có ánh nắng gắt ra nhé.
Trồng thủy sinh
Trồng Thủy trúc thủy sinh có phần đơn giản hơn rất nhiều, vì
bạn không cần chuẩn bị đất cầy kỳ, chỉ cần một bình nước, hòa chút dung dịch
dinh dưỡng cho cây thủy sinh là xong.
Để cây Thủy sinh được đẹp, bạn cần làm sạch bộ rễ, loại bỏ
các rễ hư hỏng. Nếu bình có miệng rộng, bạn nên sử dụng một ít sỏi để cố định vị
trí cây.
Mực nước trong chậu cần ngập hết bộ rễ nhưng không được chạm
tới lá để tránh lá bị vàng héo, hư thối.
Vài tuần bạn thay nước một lần là cây có thể sinh trưởng khỏe
mạnh, khá đơn giản đúng không nào.