Cây tùng là cây gì?
Thị trường cây cảnh Việt Nam ngày nay rất da dạng chủng loại
với những cây có giá trị lớn. Đặc biệt cây tùng góp phần tạo nên một nét đẹp mà
nhiều người ưa thích như hiện nay. Cây Tùng cũng là một trong những
cây nằm trong danh sách bộ tứ quý hiểm “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Cây là biểu tượng
của sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
Ngày nay, việc tìm kiếm những cây tùng với dáng kiểu dáng
bonsai đẹp đang rất được thịnh hành với những loài giá trị đắt đỏ lên đến hàng
tỷ đồng. Cây tùng thường được trồng ở khu biệt thự cao cấp, khu đô thị mới,
công viên và trong khuôn viên gia đình.
Hiên nay trên thị trường Việt Nam còn có rất nhiều loại
tùng, có những loại cây tùng nhỏ mini, để trưng bày bàn làm việc rất đẹp mà còn
giúp cải thiện phong thuỷ rất tốt. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết
hơn về những loại cây tùng đặc biệt này nhé.
Nguồn gốc và đặc điểm của cây tùng
Cây Tùng là loại cây có tuổi thọ cao nên có thể trồng
được rất lâu. Đứng đầu trong bộ tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai thể hiện đức
tính quân tử của nam tử hán và tượng trưng cho một trong 4 mùa trong năm, đó là
mùa Đông.
Cây tùng hay còn có tên gọi khác là tùng Nhật, cây
vương tùng, cây bách tán nam. Tên khoa học là Araucariaceae, Có
hơn100 loài khác nhau, sống thích hợp ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và có
nguồn gốc từ New Caledonia Mỹ và rải rác trong nước Nhật Bản và Trung Quốc.
Nói đến cây tùng người ta nghĩ đến những bậc quân
tử, với dáng cây to khỏe thô mộc và thường mọc ở vùng núi cao đầy sương gió.
Thuộc loại cây thực vật lá kim cùng họ với cây thông, mọc thẳng với nhiều cành
lá nhỏ, chiều cao trung bình vào khoảng 15-20m. Lá cây tùng thuộc họ
lá kim dày và xanh từ các vùng xứ lạnh.
Cây được du nhập vào Việt Nam và thích hợp với khí hậu nước
ta, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh dưới bàn tay nghệ thuật của những
người yêu cây cảnh. Tùng được chia làm hai loại chính là tùng cảnh và tùng
tự nhiên.
Ngày nay, cây tùng là một loại cây cảnh đang
được rất nhiều đại gia yêu thích và lựa chọn để trang trí trong khuôn viên của
gia đình mình. Cây tùng thường được trồng ở khu biệt thự cao cấp, khu
đô thị mới, công viên và trong khuôn viên gia đình.Việc tìm kiếm những cây
tùng với dáng kiểu dáng bonsai đẹp đang rất được thịnh hành với những loài
giá trị đắt đỏ lên đến hàng tỷ đồng
Cây tùng có 2 hình dạng:
Cây cảnh: Cây tùng cảnh được trồng trong chậu, có dáng thấp,
thân cây thô mộc cắt tỉa bớt lá. Cây được uốn nắn theo các hình dáng đẹp, có ý
nghĩa. Các kiểu cây tùng cảnh phổ biến như: Tam đa, thác đổ, tiên nữ,…
Cây trồng tự nhiên: Đối với cây tùng ngoài môi trường xung quanh có khả năng cao từ 10 đến 20m, được trồng để lấy gỗ, làm cây công trình. Cây cao có tán lá và các cành nhỏ mọc bao quanh hướng lên trên theo hình chóp nhọn.
>>> Xem thêm bài viết: Hoa cúc trắng và ý nghĩa của loài hoa này trong tình yêu và cuộc sống
Các loại cây tùng ở Việt Nam
Có rất nhiều loại cây tùng cảnh khác nhau, tuy nhiên các loại
cây tùng ở Việt Nam phổ biến được biết đến như là:
- Tùng la hán nhỏ: Cây này nhỏ, có bộ lá dày, xanh cây
thường cao từ 15-20m và thân dáng đứng thẳng rất vững trãi.
Tùng cối: Loại cây này rất phổ biến ở nước ta, lá có
hình kim cành mọc ra nhiều dày. Lá màu xanh đậm hơn các loại cây còn lại, có
chiều cao khoảng 15m.
- Tùng bách tán: Như cái tên gọi thì loại tùng này tán
tỏa ra rất nhiều, được xếp thành nhiều tầng tán từ dưới lên trên ngọn, có độ
cao 15m, thân cây to chắc.
- Tùng liễu: Đây là loại cây phổ biến ở nước ta, với lá
dài hình kim nhưng rủ xuống dưới gần giống cây liễu. Vì vẻ đẹp của tùng liễu
nên nó thường được trồng ở những hồ nước để tỏa bóng đẹp.
>>> Xem thêm bài viết: Một số mẫu chậu hoa đẹp trang trí cho nhiều không gian khác nhau
Ý nghĩa phong thủy của cây tùng thơm
Người xưa vẫn thường nói Tùng - Cúc - Trúc - Mai để nói đến
bộ cây tứ quý. Cây tùng đứng đầu, đại diện cho sự trường sinh, bởi cây phải
trải qua nhiều sương gió, điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
Ngoài ra, cây còn giúp xua đuổi tà ma, xua đuổi cái xấu mang
lại cuộc sống bình yên cho gia chủ.
Những người mệnh Kim và người tuổi Thân khi trồng cây tùng
thơm sẽ mang đến cho họ nhiều may mắn và thành công trong công việc.
Cách trồng cây tùng thơm
Đối với cây tùng thơm, bạn có thể trồng trong chậu hay ngoài
vườn đều được và có thể sử dụng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành bởi cây
phát triển rất dễ và tốt.
Về đất trồng: Chọn đất xốp kết hợp với đất có dinh dưỡng.
Có thể trộn chung với trấu, xơ dừa, mùn cưa giúp tăng khả năng thoát nước và
giúp cây phát triển tốt hơn.
Về phương pháp trồng: Lấy cây con hoặc cành con cắm xuống
đất, lắp ngang mép chậu rồi tưới đều cho cây mỗi ngày.
Cây tùng hương khi còn non không nên để ngoài nắng có thể
làm chết cây. Nên để cây ở nơi thoáng mát, khi được khoảng 2 - 3 tuần thì
việc chăm sóc không cần phải cầu kỳ nữa. Thỉnh thoảng bạn nhớ tưới nước để cây
phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây tùng thơm
Đất trồng: Cây chịu úng kém nên hãy chọn loại đất thoát
nước tốt, tránh dùng phân hóa học, thay vào đó, hãy dùng phân hữu cơ với trùn
quế để tạo sự thông thoáng.
Ánh sáng: Để cây ngoài nắng tự nhiên 2 - 3 giờ mỗi ngày
nhưng tránh ánh nắng quá gắt. Bạn cũng có thể để cây dưới ánh đèn cũng khá tốt
vì cây có thể chịu được.
Nhiệt độ: Cây chịu lạnh tốt hơn chịu nóng, nhiệt độ
thích hợp 22 - 25 độ C.
Nước: Cây lá kim không cần nhiều nước, tưới nước nhiều
có thể khiến cây dễ bị úng.
Sâu bệnh: Cây ít sâu bệnh do có mùi hương xua đuổi côn
trùng. Chú ý cắt tỉa những lá héo để cây ra lá mới.