Cây xương rồng có đặc điểm gì? Ý nghĩa và tác dụng của cây xương rồng

Sianguyen
0

 Cây xương rồng là một trong những loài thực vật có khả năng chịu hạn tốt nhờ đặc tính lá bị tiêu biến thành gai để giảm thất thoát nước. Nhiều người nghĩ cây xương rồng chỉ trồng để làm cảnh nhưng loài thực vật này còn có nhiều tác dụng không ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm cây xương rồng

Cây xương rồng còn được gọi là hóa ương lặc, bá vương tiêm, có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. – thuộc ho Thầu dầu (Euphorbiaceae). Xương rồng thuộc loại cây nhỡ và có những đặc điểm như sau:

Cây có thể cao từ 7 – 8m, chứa nhiều nước và phân thành nhiều cành, cành cây có 3 cạnh lồi;

Lá cây ít, nhỏ và phần lớn biến thành gai. Cuống lá rất ngắn, hình trứng ngược, gân lá không phân rõ và được mọc từ cạnh mép của cành;

Hoa cây mọc thành tán, cuống hoa ngắn. Mỗi cụm hoa chứa 3 tổng bao hình cầu dẹt, đường kính 1cm. Hoa cây màu vàng và thường không có cuống khi mọc ở giữa. Vòi nhụy hoa tách rời, xẻ 2 đầu. Cây ra hoa vào mùa xuân;

Quả cây có đường kính khoảng 1cm.

Thực tế, trong tự nhiên có hơn 2000 loại xương rồng khác nhau, trong đó hai loại là xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Có thể phân biệt hai loại xương rồng này qua các đặc điểm cây như sau:

Xương rồng ba cạnh: Thân và cành cây có cấu tạo 3 cạnh lồi rõ ràng, chiều cao trung bình của cây khoảng từ 1 – 3m. Lá cây nhỏ, cuống lá ngắn và thường mọc trên các cạnh lồi của cây. Hoa cây màu vàng, mọc thành cụm, quả cây có màu xanh;

Xương rồng bẹ: Còn được gọi là xương rồng tai thỏ, bởi hình dáng cây giống tai thỏ. Loại cây này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau lưng. Thân cây phân thành nhiều nhánh có cùng hình dạng nhưng khác nhau về kích thước. Toàn thân được bao phủ bởi gai, quả cây màu xanh khi non và chuyển thành màu đỏ hồng khi chín.

Tác dụng của xương rồng

Hỗ trợ rối loạn lipid máu, ngừa táo bón

Xương rồng là loại thực vật giàu chất xơ, kali, ion có tác dụng ổn định nhịp tim. Bên cạnh đó, việc chứa nhiều flavonoid, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan, cũng góp phần làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu tim…

Không chỉ vậy, những chất xơ không hòa tan, làm chúng ta có cảm giác nhanh no, no lâu hơn. Cũng nhờ vậy mà giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, đề phòng táo bón…

Kháng viêm, giảm đau

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ép từ thực vật này có thể ức chế sự hình thành bạch cầu, giảm đau, chống viêm. Từ đó làm dịu tình trạng đau nhức, cứng khớp do viêm nhiễm ở khớp, niệu đạo…

Giàu chất chống oxy hóa, tăng sức đề kháng

Bởi sự đa dạng các vitamin và khoáng chất, xương rồng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Hệ thống miễn dịch từ đó sẽ được tăng cường bảo vệ cơ thể, chậm quá trình lão hóa, làn da căng bóng…

Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu ở Mexico đã cho thấy loài thực vật này có thể làm giảm lượng đường trong máu. Như vậy, loại thực vật này khá thân thiện với những người cần ăn kiêng, bệnh nhân đái tháo đường…

>>> Xem thêm bài viết: Cây Mai Vạn Phúc Là Gì? Tác Dụng, Ý Nghĩa , Cách Trồng Và Chăm Sóc

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, tính hàn, có độc.

Tác dụng:

Thân cây có tác dụng giảm sưng, phù, lợi tiểu, thông tiện, sát trùng, chữa mụn nhọt, đau răng…

Lá giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm ứ trệ…

Nhựa cây hỗ trợ giảm ngứa, lợi tiểu, giảm phù, long đờm…

Nhị hoa có được giảm nóng bức, giảm phù thủng…

Rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống co thắt…

Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng

- Xương rồng sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Đó là ý nghĩa tượng trưng muốn nhắn nhủ mỗi người dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt thế nào thì cũng không được lùi bước, cố gắng vươn lên vượt mọi vất vả đắng cay để đạt được thành công.

- Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người nhìn bề ngoài có thể khô khan nhưng bên trong họ lại rất giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái thương người.


Vị trí nào tốt nhất cho phong thủy cây xương rồng?

Theo quan niệm “hình nào khí nấy” trong phong thủy, cây xương rồng khi đâm chồi nảy lộc, khỏe khoắn, xanh tốt, có dáng vươn cao sẽ mang lại nhiều sinh khí tốt cho chủ nhân và những người xung quanh. Ngược lại, nếu cây có hình dáng gai góc, ủ rũ, xù xì tất nhiên sẽ tạo ra sát khí, ám khí, mang theo những năng lượng tiêu cực, gây hại cho người trồng.

Vì vậy, nếu thực sự là người yêu xương rồng, hãy chỉ nên đặt cây ở ngoài cửa, đóng vai trò như người vệ sĩ, bảo vệ, ngăn chặn những năng lượng xấu, không cho chúng xâm nhập vào không gian bên trong nhà. Xương rồng khi được trồng ở khu vực bên ngoài nhà ở giống như chiếc hàng rào kiên cố, chống lại sát khí chiếu vào nhà, hóa giải một số trường hợp phạm về phong thủy do hướng nhà, hướng đường hoặc các yếu tố khách quan khác: góc nhọn, ma quỷ, âm khí, thanh sắt nhọn từ các công trình xung quanh,...

Xương rồng đặt trong nhà có được không? Thông thường, rất ít khi những cây xương rồng lớn được đặt trong nhà, đa phần là các loại cây nhỏ, hình dáng ít góc cạnh và được đặt ở các ban công, cửa sổ.

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi có nên trồng. đặt xương rồng trong phòng ngủ, trên bàn làm việc, phòng làm việc, không gian văn phòng hay không,... thì câu trả lời là không nên. Dù chúng mang ý nghĩa tốt về phong thủy nhưng nếu đặt ở những không gian này, chúng vẫn có nguy cơ mang lại điềm không tốt:

Bài trí cây xương rồng trong văn phòng công ty, phòng làm việc sẽ gây khó khăn trên con đường phát triển sự nghiệp; người đứng đầu khó có được sự sáng suốt, thường xuyên chịu các vấn đề về sức khỏe, tài sản công ty dễ mất mát.

Cây xương rồng nếu đặt ở phòng khách sẽ là nguyên nhân làm mất đi nguồn năng lượng tích cực cho không gian này. Phòng khách vốn là nơi tụ họp gia đình, để thư giãn và quây quần, trò chuyện với nhau; nếu như đặt xương rồng ở đây sẽ khiến không gian có phần nặng nề, dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi.

Nếu đặt xương trồng ở không gian phòng ngủ, những chiếc gai nhọn của loài cây này chính là điều cấm kỵ, khiến vợ chồng bất hòa, hay đối đầu nhau, khó có thể duy trì hòa khí.

Đối với người tuổi Thìn - tuổi hợp nhất với phong thủy cây xương rồng, việc bố trí cây cũng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Nếu muốn đặt xương rồng ở vị trí bàn làm việc thì tốt nhất là ở hướng Tây Bắc. Đây là hướng ngũ quỷ nên đặt xương rồng sẽ tránh khỏi kẻ xấu quấy phá, những điều không may cho đường tài vận. Các tuổi hoặc mệnh khác cũng có thể đặt ở hướng này để hóa giải năng lượng xấu trong gia đình.

Cũng có thể đặt những chậu có kích thước nhỏ ở bàn máy vi tính hoặc bàn học của người tuổi Thìn để không mất diện tích quá nhiều, gây cản trở trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, có một số vị trí khác cũng khá thích hợp để trồng hoặc đặt xương rồng:

Đặt xương rồng ở phòng tắm: giúp tiêu diệt đi những khí xấu ám vào nhà.

Trồng xương rồng trước mộ: chúng có sức sống mãnh liệt, không sợ ngập úng hay khô hạn, cũng không cần tốn công chăm sóc quá nhiều. Khi cây xương rồng phát triển khỏe mạnh sẽ mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình yên của những người ở bên kia thế giới.

 


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: