Công dụng , đặc điểm và ý nghĩa phong thủy cây đa búp đỏ

Sianguyen
0

Giới thiệu cây đa búp đỏ

Cây đa búp đỏ có tên khoa học là Ficus Elastica, và thuộc họ Moraceae. Ngoài tên cây đa tiếng anh, thì còn có các tên gọi khác là cây Đa Cao Su, cây Đa Ấn Độ, Đa Dai. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đông bắc Ấn Độ và Indonesia, sau thường xuất hiện và phân bố nhiều ở các khu rừng ẩm nhiệt đới châu Á, Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay, cây đa búp đỏ đang ngày càng được ưa chuộng và trồng phổ biến ở Việt Nam. Chắc chắn ai cũng dễ dàng nhận ra cây búp đa đỏ cổ thụ được trồng làm cảnh trên những con đường hay tại các công trình khác nhau hoặc những chậu cây đa búp đỏ để bàn.

Đặc điểm cây đa búp đỏ

Cây đa búp đỏ là loại cây thân gỗ thuộc chi Đa Đề, sinh trưởng phát triển tốt thì có thể cao đến 30 – 40m, đường kính thân đạt tới 2m. Ngoài những rễ chính từ gốc, thân cây cũng có các rễ phụ để giữ chặt các cành to và nặng, giúp cây đứng vững chắc trên nền đất.

Kích thước lá rộng từ 5 – 15cm, dài tới 10 – 35cm, lá cây non có thể dài tới 45cm. Lá cây đa màu xanh đậm có hình bầu dục, nhọn ở đầu, mặt trên bóng và mặt dưới nhám. Các lá đều mọc ra từ bên trong vỏ bọc mô phân sinh ở ngọn có màu đỏ, gọi là búp đa. Nếu bạn thắc mắc tại sao người Việt Nam lại gọi là cây đa búp đỏ thì có lẽ đây chính là lý do.

Hoa đa búp đỏ thường mọc thành nhiều cụm, hàng năm cứ đến tháng 5 tháng 6 sẽ nở. Hoa ban đầu từ màu cam sau dần chuyển thành màu đen. Quả đa nhỏ hình oval và dài khoảng 1cm. Quả có màu lục vàng và bên trong chứa nhiều hạt.


>>> Tìm hiểu về cây ngọc bích - Ý nghĩa và công dụng của cây ngọc bích

Công dụng của cây đa búp đỏ

Màu sắc bắt mắt của cây đa búp đỏ đem đến không gian sống sự sinh động, tươi vui, là cây cảnh trang trí được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể trồng chúng làm cây nội thất nơi góc phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,… hoặc trồng chậu mini để bàn, quầy thu ngân.

Cây đa búp đỏ có khả năng hút bụi và các loại khí độc như: carbon monoxide, hydrogen fluoride,…có trong không khí. Cây có khả năng hút cả những khói thuốc lá thải ra môi trường. Do đó nếu trồng trong nhà sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe gia đình bạn.

Nhiều tài liệu không chính thống còn cho rằng loài này là một vị thuốc quan trọng giúp giải cảm, lợi tiểu, … mủ của loài cây này có thể trị được mụn nhọt.

Ý nghĩa phong thủy cây đa búp đỏ

Trong phong thủy, cây đa búp đỏ ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, nó tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Trồng cây đa búp đỏ trong nhà sẽ khiến cho gia đình được thuận hòa, trong ấm ngoài êm. Không những vậy, cây còn là biểu tượng của ý chí, sự nỗ lực và sự bền bỉ, trường tồn. Chính vì những ý nghĩa hết sức nhân văn ấy mà cây thường trở thành món quà trong những dịp trọng đại như tân gia, mừng thọ, khai trương,...


Cách trồng chăm sóc cây đa búp đỏ

Đa búp đỏ là loài cây khỏe mạnh, phát triển nhanh, kháng chịu khắc nghiệt rất tốt. Đa búp đỏ ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, phát triển tốt trên đất giàu mùn trung tính hoặc hơi chua, dinh dưỡng ẩm và thoát nước tốt.

Khi trồng đa búp đỏ  vào chậu công thức đất nên dùng là: 5 đất thịt + 3 đất mùn ( xơ dừa, trấu hun, rơm rạ mục ) + 2 cát hoặc xỉ than + 3 kg phân chuồng, phân hữu cơ  hoai mục trên 1 khối hỗn hợp trên.Khoảng 1 tháng bón phân nhả chậm hoặc tưới phân pha loãng . Mỗi tuần tưới cây 1 lần (không tưới nhiều nước) và cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 60 phút nếu không lá sẽ vàng, cây thiếu sức sống.

 Mùa xuân và mùa thu nên đem cây ra ngoài nuôi trong ánh sáng mặt trời. Mùa hè nắng nóng Tháng 4-5 nên đem chậu đa búp đỏ vào phòng nuôi dưỡng.Mùa thu giảm lượng phân tưới.

Khi chuyển cây con vào chậu nên tỉa lá, cắt bớt rễ phụ và bón thêm phân cho cây. Khi cây lớn có thể thay chậu vào mùa xuân hàng năm , nếu cây phát triển nhanh đến tháng 9 ta lại thay chậu.

Đa búp đỏ Nhân giống dễ dàng từ hạt, chiết cành, giâm cành.

Nếu trồng đa búp đỏ trong chậu làm cây nội thất ta phải tỉa cho cây theo giai đoạn. Khi cây lớn khoảng 60-80 cm thì tiến hành cắt ngọn để cây đẻ nhánh. Chỉ chọn 3-5 nhánh khỏe đẹp và hàng năm cắt cành đều đặn. Khoảng 3 năm sau ta đã có cây dáng đẹp, cao khoảng 1,5 m.

Cách giâm cành đa búp đỏ

Cây phát triển mạnh mẽ nên giâm cành khá đơn giản, có thể kết hợp giữa giâm cành và tỉa vào mùa xuân. Nên chọn cành bánh tẻ có khoảng 3 chồi, cây có nhiều nhựa nên sau khi cắt chúng ta chấm vào tro bếp hoặc bùn luôn.Dùng dao cắt bớt lá dưới để giảm bốc hơi nước. Sau đó cắm cành vào cát,cát phải ẩm thường xuyên nhưng không úng, 18-25oC. che bóng và thông thoáng gió cho cành dâm. Chỉ sau 2 – 3 tuần là ra rễ đa búp đỏ.

Cách chiết cành phù hợp với gia đình, tỷ lệ sống cao. Chiết cành nên chọn cành bánh tẻ, phát triển tốt, không sâu bệnh. Chuẩn bị đất ẩm trộn rêu. Dùng dao mỏng khoanh vỏ khoảng 1cm, dùng thuốc kích thích mọc rễ bôi quanh vết khoanh. Sau đó dùng đất bọc lại, bên ngoài dùng nilong mỏng buộc chặt phía dưới, phía trên thông hơi và tưới nước. Tháng 6 chiết cành, tháng 7 – 8 ra rễ, sau khi ra rễ là có thể trồng vào chậu.

>>> Ý nghĩa của hoa súng - Công dụng của bông súng

Ứng dụng trang trí cây đa búp đỏ

Cây đa búp đỏ được trồng trong chậu để làm cây nội thất, cây xanh văn phòng ở nhiều vị trí như: góc phòng,bàn làm việc, bệ cửa sổ, gần lối ra vào…Vẻ đẹp tươi tắn, viên mãn và khả năng lọc không khí tốt của đa búp đỏ giúp không gian văn phòng thêm thoáng đãng, trong lành và gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài ra đa búp đỏ còn được trồng cho các công trình, cảnh quan đẹp ngoài ý nghĩa phong thủy cây còn có tác dụng làm cây bóng mát cực tốt ở các cảnh quan. Trong các bản thiết kế sân vườn thì với một số kiểu mẫu cổ điển hoặc phương đông hay sử dụng đa búp đỏ làm cây điểm nhấn của cảnh quan.
Một cây đa búp đỏ dáng hung vĩ, lá bóng mượt xanh quanh năm mang đến một phong cách độc đáo, mạnh mẽ đầy sức sống. Vẻ đẹp của đa búp đỏ được trang trọng trưng bày nơi nhà khách, phòng triển lãm, hội trường, đình chùa để làm cảnh quan thêm sang trọng.



Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: