Công dụng của cây xà cừ trong nhiều lĩnh vực - Cách trồng và chăm sóc cây

Sianguyen
0

 Ngoài tác dụng cây Xà Cừ là được trồng lấy gỗ, tạo bóng mát tại các khu đô thị, thì chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu thêm Cây Xà Cừ có tác dụng gì mà người dân vẫn thường đồn như chữa trị một số bệnh đơn giản như chữa ghẻ, chữa ho, làm giảm đau…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây Xà Cừ ngay sau đây.

Đặc điểm của Xà Cừ

Trước khi trồng bất kỳ loại cây nào thì bạn cần tìm hiểu đặc điểm, vậy đặc điểm của cây xà cừ là gì? Đây là cây thân gỗ đại mộc sống lâu năm có thể cao tới 40m và đường kính thân cây có thể đạt tới 2m, cây còn được biết tới với cái tên là cây sọ khỉ. Cây thuộc họ xoan ở các nước phương tây thường mọc tự nhiên nhưng ở Việt Nam thì ươm để trồng làm cây bóng mát, cây lấy gỗ, xây dựng cảnh quan đô thị.

Loại cây thường xanh này có những tán lá rậm và nhiều cành, cành non cong xuống, lá thuộc dạng lá kép lông chim một lần chẵn, có cụm hoa dạng chum tán, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh nhỏ dính nhau, mùa hoa vào tháng 4-5, trái nang nhỏ, khi chin bung thành 4 mảnh, vỏ cây màu xám nâu có thể dùng để chữa bệnh ngoài da như ghẻ, mề đay,…

Cây Xà Cừ thuộc loại cây đại mộc, có thể cao đến 35- 40m, đường kính cây có thể đạt được 2m, cây xanh tốt quanh năm, tán lá rậm rạp có nhiều cành, các cành non có xu hướng cong xuống. Lá kép lông chim một lần chẵn, cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ có màu trắng, 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau, cây thường ra hoa vào tháng 4- 5. Quả nang nhỏ chín vào tháng 9-10, khi chín quả bung thành 4 mảnh, vỏ có màu xám nâu, thường nứt đồng tiền khoanh tròn.

Cây Xà Cừ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi, cho đến nay cây được phân bố khá rộng rãi tại Việt Nam. Do cây mang tán rộng nên được trồng nhiều tại các trường học, công viên, đường phố…nhằm tạo cảnh quan và lấy bóng mát rất hiệu quả. Cây Xà Cừ là một loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao có thể trên 25m, thân trơn, lúc non vỏ cây nhẵn, khi già bong vẩy trơn. Cây ưa ánh sáng nên thường mọc rất nhanh, dễ trồng, hạt nẩy mầm khỏe, thích hợp với nhiều loại chất đất, phù hơp với nền đất cát ở các vùng ven biển miền trung. Cây có khả năng chịu hạn và gió bão tốt và khả năng chống lại sâu bệnh cao.

Đặc điểm Cây Xà Cừ là cây ưa ánh sáng, dễ trồng, hạt nẩy mầm khỏe, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, có thể phát triển trên tất cả các địa hình, trên mọi chất đất, phù hợp với chất đất cát vùng ven biển miền trung Việt Nam. Cây có khả năng chịu hạn, và chống chịu gió bão khá tốt, đồng thời có khả năng chống chịu với sâu bệnh hữu hiệu.


>>> Xem thêm bài viết: Công dụng , đặc điểm và ý nghĩa phong thủy cây đa búp đỏ

Công dụng của cây xà cừ trong nhiều lĩnh vực

Cây xà cừ công trình không chỉ có công dụng trong việc tạo cảnh quan và làm sạch không khí… Rất nhiều điều thú vị về loài cây này sẽ được giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây. 

Giá trị với ngành thực phẩm

Khi nói đến ứng dụng của xà cừ trong ngành thực phẩm có lẽ khá nhiều người sẽ không biết. Trên thực tế, trong quả xà cừ có một lượng dầu nhất định và nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể như 67% dầu béo và axit oleic. 

Giá trị với ngành y học

Trong ngành y, các bộ phận của cây cũng được sử dụng khá nhiều để điều chế các bài thuốc chữa ghẻ, ho và nhiều bệnh khác. Cụ thể:

Vỏ cây cắt nhỏ, đun sôi chắt lấy nước cốt rồi mang pha vào nước tắm. Cách này giúp ngăn chặn sự lây lan của ghẻ hiệu quả, loại trừ cái ghẻ sau khoảng 7 ngày sử dụng. 

Phần vỏ vàng sẫm sau khi cạo vỏ nâu bên ngoài có thể dùng để trị ho. Ngâm vỏ với quất xanh và mật ong và sử dụng trong ngày có thể dứt cơn ho hiệu quả. 

Lá non giã, trộn với rượu nếp có công dụng giảm sưng đau trong các chấn thương không hở miệng. 

Giá trị cảnh quan

Xà cừ thường được trồng thành cây công trình các đường phố tạo cảnh quan, làm cây bóng mát rất tốt. Bên cạnh đó cây xà cừ công trình còn được sử dụng tạo bóng mát trong các vườn thú, sinh vật cảnh, trường học, khu đô thị sân vườn, biệt thự…

Với tán rộng và độ che phủ cao, cây cũng có tác dụng lọc không khí hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quá trình quang hợp cũng sẽ giúp hút CO2, tạo O2 giúp không gian trong lành thoải mái thoáng đãng. 

Giá trị kinh tế

Gỗ xà cừ là một trong những loại gỗ chắc, đẹp, thớ mịn nên thường được sử dụng để đóng các đồ dùng, nội thất như giường, tủ, bàn ghế. Màu sắc của mỗi thớ gỗ có sự thay đổi tự nhiên từ nhạt sang thẫm dần khi càng vào sâu bên trong nên có tính thẩm mỹ cao. 

Bởi vậy gỗ xà cừ có giá khá cao, thường được ứng dụng trong nhiều sản phẩm, phù hợp với nhiều không gian nội thất từ hiện đại đến cổ điển. Đặc biệt gỗ còn có thể tự sản sinh ra một loại nhựa để hạn chế mối mọt tấn công gây hư hỏng. 

Để khai thác tối ưu giá trị kinh tế thì cây xà cừ công trình thường được trồng thành rừng, đồi. Sau khi đạt đủ tuổi, đảm bảo chất lượng gỗ đạt chuẩn thì mới tiến hành khai thác và chế tác thành sản phẩm theo yêu cầu. 

>>> Xem thêm Tìm hiểu về cây ngọc bích - Ý nghĩa và công dụng của cây ngọc bích

Ưu điểm của gỗ xà cừ

Gỗ xà cừ có đặc điểm cứng cáp, bền lâu dù bị va đập nhiều khi chế tác cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Ngoài ra, gỗ xà cừ rất dẻo dai, các thớ gỗ có liên kết chặt chẽ, ít giãn ra khi tẩm sấy nên có khả năng chịu lực tốt, dễ thiết kế và tạo hình.

Đồng thời tuổi thọ của gỗ xà cừ rất cao, khả năng chịu mối mọt tốt. Màu sắc tươi tắn, đường vân liền mạch, càng sâu vào bên trong thì gỗ có màu đỏ đậm rất bắt mắt. Gỗ xà cừ có tuổi thọ càng cao thì giá cả mắc hơn nhưng giá trị lại quý cực kỳ.

Kỹ thuật trồng cây xà cừ

Lựa chọn hạt giống

Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Người trồng nên lựa chọn hạt giống từ những cây xà cừ từ 18 năm tuổi trở lên. Hạt giống phải đảm bảo những tiêu chí như khoẻ mạnh, không có sâu bệnh và nên lựa chọn từ những quả đã chín.

Thời điểm trồng

Người trồng có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong năm để trồng xà cừ. Tuy nhiên, nên trồng loài cây này khi vào mùa mưa để cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Mật độ và khoảng cách cây

Nếu bạn trồng cây xà cừ với quy mô diện tích lớn trên các khu rừng, vùng đồi núi hay trong các khu vườn rộng thì nên lựa chọn mật độ và khoảng cách thích hợp để cây phát triển. Mật độ và khoảng cách thích hợp nhất là: 626 cây/ ha, khoảng cách giữa các cây từ 4 đến 5m và khoảng cách giữa các hàng từ 3 đến 3.5m.

Lựa chọn đất và đào hố

Cây xà cừ không kén đất, tuy nhiên người trồng nên lựa chọn loại đất tơi xốp và thoát nước tốt. Đồng thời nên lựa chọn nơi trồng gần các nguồn nước tưới để thuận tiện cho việc chăm sóc cây. Khoảng cách độ sâu và chiều rộng của hố đất thích hợp nhất để trồng xà cừ là: 50x50x50 cm. Lưu ý, người trồng nên đào hố đất trước 10 ngày và bón một ít phân NPK vào hố.

Cách trồng cây xà cừ

Đầu tiên, người trồng ngâm hạt xà cừ trong khoảng 1 tiếng với nước ấm rồi cho hạt vào một miếng vải mỏng để ủ hoặc có thể cho vào tấm khăn ướt để ở nơi mát mẻ. Tiếp đến, tưới nước cho hạt cây xà cừ mỗi ngày để cung cấp cũng như giữ độ ẩm cho hạt.

Người trồng trộn hỗn hợp đất bao gồm phân hữu cơ, phân chuồng, đất và phân lân. Tiếp đến, cho hỗn hợp đất vào trong túi bầu. Sau khoảng thời gian 5 đến 6 ngày khi hạt cây xà cừ đã nứt ra thì tiến hành gieo hạt vào những túi bầu. Đục những lỗ thoát nước nhỏ ở bên dưới túi bầu để tránh tình trạng hạt bị ngập úng.

Khi cây xà cừ bắt đầu ra lá và có chiều cao khoảng 40 đến 50cm thì người trồng có thể chuyển các cây ra nơi trồng mới. Đầu tiên, đào các hố cây có kích thước thích hợp với bầu cây, tháo phần túi bên ngoài bầu ra và đặt bầu cây xuống hố. Trong quy trình này người trồng cần cắt bớt phần rễ thừa và mọc ở bên dưới vỏ bầu để tái tạo ra những rễ mới nhanh hơn. Cuối cùng lấp đất cuống và nén chặt tay cho cây đứng thẳng.

Người trồng có thể tưới một lượng nước nhỏ lên vùng đất vừa trồng nếu đất quá khô. Lưu ý không nên tưới đẫm, cây xà cừ rất dễ thối rễ và ngập úng. Cần quan sát cây kỹ càng trong quá trình chăm sóc để kịp thời phát hiện sâu bệnh.

Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: