Công dụng của hoa thược dược - Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược

Sianguyen
0

Hoa thược dược là gì?

Hoa thược dược (hay còn gọi là bông thược dược, có tên khoa học là Dahlia) là loài hoa có nguồn gốc từ Mexico và là quốc hoa của nước này. Loài hoa này là một chi thực vật có củ, thuộc họ Cúc, thường phát triển vào mùa xuân từ những củ nhỏ. Đặc biệt, hoa thược dược còn có khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu.

Hoa thược dược có nhiều màu sắc khác nhau như hoa thược dược màu đỏ, hoa thược dược màu tím, hoa thược dược màu vàng, hoa thược dược màu xanh và hoa thược dược màu trắng. Hoa của chúng đa phần đều có đường kính khoảng 8 - 10cm, nụ hoa có kích thước khoảng 2 - 3cm. Chiều cao trung bình của cây là khoảng 0,5 - 1m. Tuy nhiên, hiện người ta đã lai tạo được ra giống hoa thược dược có chiều cao chỉ khoảng 30cm.

Công dụng của hoa thược dược trong cuộc sống

Trang trí nhà cửa, làm đẹp không gian

Với vẻ đẹp của hoa thược dược thường được trang trí nhà cửa, trồng trên ban công, trong vườn hoặc đặt trước cửa nhà để tạo vẻ đẹp và thu hút vận may.

Vẻ đẹp đầy sức sống của hoa thược dưỡng sẽ giúp bạn xua tan căng thẳng một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc ngắm nhìn lọ hoa thược dược mỗi ngày là cách đơn giản để nâng cao tinh thần và có thêm nhiều ý tưởng mới lại trong công việc.

Làm thuốc chữa bệnh

Hoa thược dược làm thuốc có thể chữa rất nhiều bệnh khác nhau trong đó chủ yếu là các bệnh mà chị em phụ nữ hay gặp phải hay còn gọi là bệnh phụ nữ. Đặc biệt là củ bạch dược được dùng để chữa bệnh có tác dụng bổ huyết, bồi dưỡng cơ thể, chữa rối loạn kinh nguyệt, mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt…

>>> Giới thiệu và ý nghĩa cây cẩm nhung

Ý nghĩa hoa thược dược

Hoa thược dược xinh đẹp, quyến rũ như cô gái nhỏ, mỗi loại hoa thược dược với màu sắc khác nhau, ẩn trong đó những ý nghĩa khác nhau, sau đây là ý nghĩa của một số loại thược dược thường gặp.

Hoa thược dược màu đỏ

Màu đỏ của hoa thược dược mang ý nghĩa sự ngọt ngào trong tình yêu và hạnh phúc vững bền, màu đỏ rực của hoa như sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ, lứa đôi.

Đây là hoa tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc vững bền. Bên cạnh đó, hoa thược dược đỏ còn tượng trưng cho nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.

Hoa thược dược màu trắng

Màu trắng thường được liên tưởng đến sự thánh khiết và trong sáng. Hoa thược dược trắng cũng mang ý nghĩa sự thuần khiết nhưng bên trong vẫn giữ sự dịu dàng, nũng nịu của người con gái.

Hoa thược dược màu vàng

Họa thược dược màu vàng biểu hiện cho sự sang chảnh, phú quý, ngoài ra nó còn có ý nghĩa khác là sự hạnh phúc bền lâu của các cặp đôi.

Hoa thược dược màu tím

Màu tím luôn mang ý nghĩa của sự gắn kết, thủy chung của cặp vợ chồng, tâm đầu ý hợp, trước sau vẫn như một.

Hoa thược dược màu xanh

Màu xanh của hoa thược dược mang đến niềm hy vọng và những điều tốt đẹp trong tương lai.

Hoa thược dược màu hồng

Màu hồng của hoa thược dược tượng trưng cho sự dịu dàng và tinh tế, ngoài ra nó còn có vẻ đẹp của trí tuệ.

>>> Xem thêm bài viết: Cây hoa gạo loài cây bóng mát của người Việt có công dụng gì?

Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược

Lựa chọn giống hoa

Hoa thược dược có rất nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Do đó, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn giống hoa sao cho phù hợp, cụ thể:

Dựa vào loại hoa: Hoa đơn và hoa kép.

Dựa vào kích thước: Chọn những cây hoa có chiều cao >80cm, trung bình 40 - 80cm. Ngoài ra, bạn cần lưu ý chọn những giống hoa khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh và phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như môi trường nơi bạn sinh sống.

Lựa chọn đất (giá thể): Bạn nên lựa chọn loại đất mùn có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước tốt. Nếu bạn muốn xây dựng giá thể trồng cây thì hãy chú ý đến tỷ lệ các loại đất cần thiết đó là: 1/4 phân chuồng, 1/2 đất phù sa, 1/4 xỉ than (hoặc xơ dừa). Tiếp theo, bạn dùng dung dịch Ridomil Gold với nồng độ 3g/lít hoặc Daconil với nồng độ 1g/lít để khử trùng nấm và các vi khuẩn có trong giá thể.

Lựa chọn thời vụ: Hoa thược dược thường được trồng vào cuối đông - đầu xuân, bởi đây là thời điểm cây có thể phát triển tốt nhất. Hơn nữa, đây là giai đoạn cuối mùa lạnh, đầu mùa ấm, tạo điều kiện để cây có thể đâm chồi, hoa mọc dễ dàng. Thời điểm trồng cây thược dược của khu vực đồng bằng Bắc Bộ khoảng tháng 10 - tháng 2 năm sau, còn khu vực Đà Lạt thì có thể trồng quanh năm.

Lựa chọn loại chậu: Tùy vào kích thước của hoa thược dược mà bạn có thể lựa chọn chậu cho phù hợp. Trong thời kỳ đầu, bạn có thể chọn loại chậu nhỏ để trồng. Khi cây phát triển lớn hơn và bắt đầu ra hoa thì bạn hãy đổi sang chậu có kích thước lớn hơn để giúp cây phát triển tốt hơn.

Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược bằng củ

Bình thường các củ hoa thược dược có kích cỡ trung bình thì bạn nên trồng cách nhau khoảng 20 - 40cm. Còn những củ hoa có kích thích lớn nên đặt cách nhau khoảng 60cm.

Hố trồng cây hoa thược dược phải lớn hơn bầu rễ của cây một chút. Lưu ý: Bạn nên trộn thêm một ít phân chuồng hoặc xỉ than vào đất để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.

Bên cạnh đó, hố trồng cây phải đào sâu khoảng 15 - 25cm để có thể đặt củ hoa thược dược vào trong. Tiếp theo, bạn tiến hành lấp đất khoảng 4 - 6cm. Khi cây bắt đầu nảy mầm thì bạn lấp đất vào hố trồng cho đến khi cây mọc lên đến mặt đất.

Sau khi lấp hố đất trồng hoa xong, bạn dùng các cọc cao khoảng 15 - 20cm để cố định xung quanh cây thược dược trong thời điểm trồng. Cuối cùng, bạn buộc dây vào các thân cây khi chúng phát triển lớn và tưới nước cho cây thường xuyên.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa thược dược

Chất lượng đất: Hoa thược dược thường phát triển mạnh trong điều kiện đất hơi chua, giàu dinh dưỡng và có thể thoát nước tốt, độ pH khoảng 6,5 - 7.

Ánh sáng: Bạn nên lựa chọn nơi trồng cây có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Mỗi ngày nên cho cây tắm nắng khoảng 6 - 8 giờ để cây hoa đạt được sự phát triển tốt nhất. Sau đó, bạn hãy đặt cây vào chỗ thoáng mát và tránh gió.

Tưới nước: Trong giai đoạn củ hoa phát triển thành cây, bạn không nên tưới quá nhiều nước mà chỉ duy trì lượng ẩm vừa phải trong đất để tránh tình trạng thối củ. Sau khi cây hoa bắt đầu mọc cao, bạn hãy duy trì tưới khoảng 2 - 3 lần/tuần và tưới nhẹ ít nhất 1 lần/ngày khi mùa hè.

Bón phân: Bạn hãy sử dụng phân NPK với hàm lượng Nitơ thấp bởi đây là loại phân lý tưởng cho hoa thược dược. Tỷ lệ phân NPK tốt nhất thường là 5 - 10 - 10 hoặc 10 - 20 - 20. Bạn hãy bắt đầu bón phân cho cây hoa khi chúng mới mọc mầm rồi sau đó cứ 3 - 4 tuần lại bón thêm một lần từ giữa mùa hè đến mùa thu.

Cắt tỉa: Bạn nên cắt tỉa hoa sao cho giữ lại khoảng 2 - 3 chồi non để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt nhất. Đặc biệt, bạn không nên giữ lại quá nhiều chồi bởi có thể khiến lượng dinh dưỡng bị phân tán và hoa không nở đẹp như mong muốn.

Phòng sâu bệnh: Trong giai đoạn nồm ẩm, bạn sẽ thấy các đốm xuất hiện trên lá và ăn mòn dần vào cây hoa. Khi đó, bạn hãy dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh để xử lý.

Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: