Hoa Mai Đỏ Là Gì? Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Sianguyen
0

Giới thiệu về cây mai đỏ

Cây Hoa Mai Đỏ là loại thực vật có hoa thuộc họ hoa Hồng, có tên khoa học là: Chaenomeles Japonica, tại các nước Châu Á còn được gọi là cây Mộc Qua. Cây Mai Đỏ có nguồn gốc từ các nước Châu Á và đặc biệt được ưa chuộng vì vẻ đẹp đài các của nó.


Cây Hoa Mai Đỏ với sắc hoa đỏ thắm đặc trưng, hoa mọc thành cụm đỏ tươi nở hoa vào dịp cuối đông đầu xuân.Là loại hoa không thể thiếu trong những ngày tết


Đặc điểm: 

Cây Mai Đỏ là một giống cây ngoại nhập gần đây. Hoa tựa như hoa Đào. Nhưng lại có 5 cánh, có nhụy giống hoa Mai.

Cây thuộc dòng thân gỗ, tuổi thọ cao. Nó vốn là giống Ôn Đới cho nên khi trồng ở khí hậu Nhiệt Đới phải để nơi mát mẻ.


Hoa có màu đỏ tươi. Khi nở ở nơi nắng mạnh sẽ đổi sang sắc đỏ, ở nơi râm mát sẽ chuyển dần sang sắc hồng. Thời gian giữ hoa lên đến hơn một tháng.

Về Phong Thủy sắc đỏ thắm của hoa mai đỏ đem đến sự may mắn, tượng trưng cho ước vọng bình yên, đẩy lùi mọi điều xấu, mang đến điềm lành, niềm hi vọng cho gia chủ phù hợp trưng trong ngày. Vì vậy, mai đỏ được lựa chọn để trồng chưng tết rất nhiều. Màu sắc mới mẻ của nó giúp khách hàng có nhiều sự lựa hơn cho các dịp tết.

>>> Xem thêm bài viết Cây Nhất Mạc Hương, Cách Trồng Và Chăm Sóc, Ý Nghĩa Trong Phong Thủy

Công dụng hoa Mai Đỏ

Làm thuốc: Quả cây Mai đỏ (quả Mộc Qua) là vị thuốc quý được sử dụng đê thanh độc, trị thấp khớp, trị mỏi gối…Trang trí nhà cửa dịp tết: Theo quan niệm của những người chơi hoa thì màu đỏ thắm của hồng mai tượng trưng cho sự may mắn, ước vọng bình yên, đẩy lùi mọi điều bất hạnh đến với gia chủ.


Ý nghĩa hoa mai đỏ

Hình ảnh hoa mai đỏ từ lâu đã đi vào tiềm thức của bao đứa trẻ Việt Nam trong ngày Tết truyền thống. Loài hoa này không chỉ đẹp, vươn mình lên trong cái giá rét để khoe sắc mà còn mà ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:

Tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy

Hoa mai nở rộ, xum xuê với các cành lá giữa mùa đông giá rét chính là được xem biểu tượng của mùa xuân. Hình ảnh những chùm hoa mai đỏ nở rộ thì cũng là lúc mà mọi người được sum vầy, quây quần bên nhau.

Chính vì vậy mà từ lâu, hoa mai đỏ luôn là loài hoa được tượng trưng cho sự sum vầy ngày Tết.

Tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, an lành

Theo quan niệm từ xưa, màu đỏ luôn là màu đem lại may mắn, hạnh phúc và đối với hoa mai đỏ cũng vậy. Với những cánh hoa đỏ nổi bật biểu tượng cho một năm mới bắt đầu với những khởi đầu mới trọn vẹn, an lành và tràn đầy sức sống hơn.

Ngoài ra, đặt cây mai đỏ trong nhà vào ngày Tết giống như một chiếc bình phong chống lại ma quỷ những điều xui xẻo sau ngày đưa ông Táo về trời vậy.

Biểu tượng cho sức sống dũng cảm, kiên cường

Mai đỏ với sức sống bất diệt, kiên cường, luôn vươn mình lên khoe sắc giữa mùa đông giá lạnh. Chính sức sống bền bỉ này của loài hoa mai đỏ này đã thể hiện được sự dũng cảm, sức sống kiên cường của nó.

>>> Xem thêm bài viết Cây Ngâu - Đặc Điểm, Cách Trồng Và Tác Dụng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây mai đỏ

Đất trồng: Mai đỏ thích đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, hơi chua và thoát nước tốt.

Chậu trồng: Bạn nên chọn chậu sâu và có đục lỗ thoát nước.

Ươm hạt: Bạn đặt hạt giống vào khăn giấy ẩm, cho vào túi zip rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 4-7 độ C.  Sau đó đem ra gieo hạt sẽ nảy mầm sau 4-6 tuần.

Lưu ý: để mầm hướng lên trên và không để hạt giống mới gieo ở nơi có nhiệt độ trên 25 độ C. Khi cây con cao khoảng 10 cm, đem trồng ra chậu đã chuẩn bị sẵn

Ánh sáng: Mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần các nơi có gió hay chỗ nào có nhiều giớ lùa, nếu đặt những nơi có nhiều gió lùa thì cây sẽ mất nước, thường là rụng lá hoặc rụng hoa thường là sớm hơn so với bình thường và rất khó để chơi tết.

Tưới nước: Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần.

Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại.

Thông tin liên hệ:

Blog Sia

Email: info@sianguyen.com

Website: 

www.sianguyen.com

www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: