Hoa phi yến là loài hoa gì? Ý nghĩa của hoa phi yến

Sianguyen
0

 Hoa phi yến là hoa gì?

Hoa Phi Yến có tên khoa học là Delphimum Ajacis L, sở dĩ loài hoa này có tên là Phi Yến là bởi chúng có hình dạng tựa như loài chim yến đang cất cánh bay lên. Đây là loài hoa có hình dáng độc đáo, màu sắc rực rỡ, rất được ưa chuộng để trồng trên khắp thế giới, nhất là tại những nước châu Âu nói chung.

Hoa Phi Yến được du nhập vào Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, chúng còn được gọi là hoa Violet, hoa chim Yến, hoa Yến,... và một vài tên gọi nổi bật khác. Nhiều người lại nhìn thấy hình dáng của hoa trông giống như chân chim, thậm chí là giống cái mào của chim chiền chiện.

Sự tích về loài hoa Phi Yến

Hoa Phi Yến tên tiếng Anh là Larkspurs. 

Bạn có biết không, trong câu chuyện thành Troy nổi tiếng, sự xuất hiện của hoa Phi Yến trong đó mang cả một sử thi hào hùng đấy nhé. Chuyện kể rằng, vào thời La Mã cổ đại có một chiến binh tên là Aja có sức khỏe dũng mãnh và tài nghệ chiến đấu hơn người.

Một hôm, sau khi chinh chiến trở về, chàng và đồng đội của mình bất hòa trong việc phân chia chiến lợi phẩm. Trong lúc không kiểm soát được cơn giận của mình, chàng đã chém chết nhiều cừu của người nông dân gần đó.

Sau khi bình tĩnh trở lại, nhìn thấy việc mình làm, Ajax vô cùng đau khổ và hối hận nên đã kết liễu đời mình trên chính vũng máu cừu.

Máu của chàng và máu của cừu hòa làm một và tại đó mọc lên những bông hoa màu tím nhọn hoắt và hiên ngang như chính thanh kiếm của chàng. Người ta gọi loài hoa này là hoa Delphinium Ajacis, hay ngày nay gọi là hoa Phi Yến.

Công dụng của hoa Phi Yến trong cuộc sống

Hoa Phi Yến được dùng để trang trí cảnh quan tạo điểm nhấn cho khu vườn. Ngoài ra, còn được trồng trong chậu để trang trí bàn làm việc, ban công. Chúng có khả năng thanh lọc không khí, giúp không gian thêm trọng sạch, tươi mát hơn.

Hoa là một loại thảo mộc, được sử dụng để làm thuốc, điều trị các bệnh như nhiễm giun ở đường ruột, làm thuốc an thần, điều trị bệnh mất ngủ.

Tuy có nhiều công dụng hữu ích là vậy nhưng tất cả các bộ phận của họ có chứa chất Alkaloid delphinine gây nôn mửa nếu ăn phải và có thể dẫn đến tử vong nếu ăn với số lượng lớn.

>>> Xem thêm bài viết: Danh sách các loại cây cảnh đẹp dễ trồng hiện nay

Ý nghĩa hoa Phi Yến là gì?

Cũng giống như những loài hoa khác, hoa phi yến mang những ý nghĩa rất khác nhau, chúng tuy thuộc vào màu sắc của mỗi loại. 

Hoa phi yến là loài hoa của hạnh phúc 

Vì hoa phi yến nở vào mùa trùng với mùa cưới vì thế mà thường được sử dụng trong những lễ cưới, hoa phi yến là nhân chứng cho tình yêu đôi lứa trước thềm nhà thờ vì thế mang ý nghĩa thiêng liêng và tượng trưng cho hạnh phúc. 

Đặc biệt hoa phi yến còn được sử dụng trong những dịp lễ đặc biệt khác như tân gia, lễ kỷ niệm với mong muốn mọi người hãy luôn vui vẻ và hạnh phúc. 

Ý nghĩa của hoa phi yến biểu trưng cho điều gì? 

Hoa phi yến với sự mong manh và yếu đuối, những cánh hoa rất mỏng, tuy nhiên sức sống của loài hoa này vô cùng mãnh liệt. 

Hoa phi yến tượng trưng cho sự e ấp dịu dàng của một thiếu nữ mới lớn, những cánh hoa mềm mại và dịu dàng tựa như một thiếu nữ bừng sáng giữa một cánh đồng hoa. 

Hoa phi yến còn được xem là biểu tượng của tháng 7, mỗi khi nhìn thấy loài hoa này nở người ta biết ngay thời tiết đã vào hè tháng 7.

Hoa phi yến hồng tượng trưng cho sự lãng mạn, và một cảm giác nhẹ nhàng. Hoa phi yến hồng chính là sự lựa chọn tuyệt vời để có thể dành tặng cho người yêu hoặc bạn gái thể hiện cô ấy là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. 

Hoa phi yến trắng tượng trưng cho sự thanh khiết và trang nhã, đồng thời nó thể hiện cho một tình yêu trong sáng không toan tính và sự vui vẻ. Bạn có thể bắt gặp hoa phi yến trong lễ cưới hoặc có thể dành tặng loài hoa phi yến trắng cho mọi người trong những dịp đặc biệt. 

Hoa phi yến xanh được xem là biểu tượng của sự tin tưởng và ủng hộ. Chính vì thế người ta thường sử dụng hoa phi yến xanh để tặng cho những người mà mình ngưỡng mộ hoặc luôn thể hiện được sự tin tưởng. 

Hoa phi yến tím, màu hoa của sự chung thủy,  thể hiện cho một tình yêu keo sơn, bền chặt và thường thể hiện cho mối tình đầu. 


>>> Xem thêm bài viết: Cây cỏ mực là gì? Tác Dụng Dược Lý Của Cỏ mực

Trồng và chăm sóc:

Hoa phi yến không kén đất lắm, chịu hạn và chịu rét cao, xong đòi hỏi được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, cần ít phân bón nhưng cân đối tỉ lệ N.P.K. Đạm nhiều cây vươn cao dễ đổ, vấn đề lấy giống và gieo giống rất cần được chú ý, chọn những cây tốt không sâu bệnh, có hoa đẹp làm giống. Khi cắt cây lấy hạt phải cắt những cành chính đã chín vàng, bỏ 1/3 đoạn trên và 1/3 đoạn dưới cành. Có như vậy sau này cây mới ra hoa đều. Hạt cần phơi kỹ dưới bóng râm rồi lấy giấy báo gói lại gác lên gác bếp nơi xa lửa bốc lên trực tiếp. Khi gieo, đem chà cho vỏ mỏng bớt rồi ngâm nước lã ấm tay 6 - 7 tiếng sau đó đem rửa sạch nước chua rồi lại bỏ vào tủ lạnh xử lý, sau khi đã bọc lại bằng vải. Ngày hôm sau lại đem rửa lại và xử lý tiếp gọi là xử lý lạnh, xử lý độ5 - 7 lần như vậy, hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.

Cũng có thể làm như trên xong dễ dàng hơn là ủ vào nhiều lần vải rồi phủ rơm rạ dày, làm liên tục 5 - 7 ngày. Hạt nứt nanh thì đem gieo. Gieo rất cẩn thận trên nền đất làm kỹ, phủ rạ đày rồi tưới đẫm. Sau 7 - 8 ngày hạt thành cây nhỏ thì bóc bỏ ra, cây chưa cho lá thật, chỉ mới có 2 lá mầm cao 1 - 2cm thì nhổ đem trồng. Có như vậy cây con sau này mới khỏe. Khi trồng đất cũng cần làm thật kỹ, tưới nước đẫm rồi mới trồng cây. Trước khi nhổ cây cũng phải tưới đẫm hoặc sau khi nhổ cáy đem nước tưới ướt giữ cho cây không héo, dùng que nhỏ như đâu que đan áo chọc lỗ, mỗi gốc trồng một cây, ấn gốc nhẹ tay cho vững rồi dùng ấm tích róc nước vào gốc cây mà tưới mạnh, cây gục xuống, lá dính xuống đất cây rất dễ chết hoặc rất lâu hồi phục, tưới như vậy vài ba phần rồi sau dùng doa tưới nhẹ giữ ẩm luôn luôn. Đất trồng cần bón phân lót nhưng không nhiều, mật độ 20x25cm, tưới ẩm luôn, nhổ cỏ bằng tay không cần vun. Gieo giữa tháng 9 âm lịch, trồng cuối tháng 9, cuối tháng 11 cây bắt đầu vươn ngọn là vừa Tết. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.

Hoa phi yến nở rất bền, chỉ sợ hoa nở muộn mà thôi, nở sớm có thể để lâu hàng tháng mới tết cũng được. Nhưng cần bón thêm đạm cho cây trẻ lâu. Phi yến là hoa chủ lực của tết Nguyên đán. Có thể cắm lọ kèm với Thược Dược, Lay Ơn. Có thể cắm riêng hoặc cắm lọ nhỏ, cắm bàn chông. Cây hoa phi yến cao, trồng dày không vun nên rất dễ đổ phải làm dàn nẹp lại cây mới không bị cong.

>>> Xem thêm Khuôn chậu lục giác giá rẻ

Hoa Phi Yến ở châu Âu :

Hoa phi yến là loài hoa được ưa chuộng ở châu Âu vì vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi tắn và thanh thoát.
Mỗi năm, khoảng thời gian từ giữa tháng 6 cho tới tháng 8, những cánh đồng hoa phi yến lại bừng nở lộng lẫy trên khắp các vùng ngoại ô nước Anh.
Màu sắc phong phú, gồm trắng, hồng, đỏ, tím, xanh hay màu pha lẫn, hoa phi yến được chuộng trong các đám cưới.
Những cánh hoa phi yến giữ được màu và tươi rất lâu, trong khoảng 3 tới 4 tuần sau khi hái.
Cánh đồng hoa phi yến bạt ngàn là điểm đến của nhiều bạn trẻ hoặc nhiều đôi uyên ương cũng tới đây để có bức ảnh cưới trên nền cánh đồng hoa tuyệt đẹp.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: