Hoa thiên điểu là gì? Ý nghĩa của hoa thiên điểu, cách trồng và chăm sóc

Sianguyen
0

Hoa thiên điểu là gì?

Hoa thiên điểu hay còn gọi là hoa chim thiên đường, là cây thân thảo thuộc chi Thiên điểu họ Chuối rẻ quạt. Có nguồn gốc từ Nam Phi và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Thân cây trung bình cao khoảng 2m, có phiến lá to, mọc đối xứng thành 2 hàng tạo thành tán lá hình quạt.

Lý do mà loài hoa này có tên là thiên điểu vì hình dạng khá giống như một chú chim. Hoa của nó thường có ba đài hoa màu cam vàng rực rỡ và ba hoa màu lam ánh tím. Là loại ưa nắng nhưng lại sợ ánh sáng trực tiếp vì vậy nên trồng cây ở những nơi ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước và không ưa rét.

Tại Việt Nam, cây thường nở hoa vào mùa xuân, đây là loại hoa được nhiều gia đình ưa thích vì có màu sắc rất rực rỡ, bắt mắt, tạo nên sự sang trọng, đầm ấm.

Sự tích, ý nghĩa hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu không chỉ là một loài hoa đẹp mà đằng sau nó là cả một sự tích vô cùng lãng mạn về mối tình cảm động của một chàng hoàng tử với một nàng công chúa có giọng hát trong veo như tiếng chim hót. 

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở một xứ sở nọ, có một chàng hoàng tử và một nàng công chúa yêu nhau. Công chúa có một vẻ đẹp thanh tao và nhã nhặn, lại biết sống hòa thuận với mọi người nên ai cũng yêu mến nàng. Nàng có một giọng hát trong veo như loài chim thiên đường, mái tóc nàng thắt bím hai bên rất dài giống như hai sợi lông tơ sau đuôi của loài chim ấy.

Nhưng người ta vẫn nói, người đẹp thường "yểu mệnh", chẳng bao lâu, công chúa không may lâm bệnh nặng mà qua đời. Chàng hoàng tử rất đau khổ, mỗi ngày chàng đều đến thăm mộ nàng, ngồi bên cạnh mà tưởng nhớ nàng và tiếc nuối những ngày tháng tốt đẹp của hai người.

Lạ lùng thay, chẳng bao lâu sau, trên mộ nàng mọc lên một bông hoa rất đẹp. Khi hoa nở ra trông giống như hình bóng của nàng với hai bím tóc hai bên và khi hoa xoè ra trông rất giống hình ảnh của loài chim thiên đường. Hoàng tử rất yêu bông hoa ấy nên mỗi ngày đều thường xuyên chăm sóc, tưới tắm cho cây.

Cây hoa rất hạnh phúc và cảm động trước sự quan tâm ấy của hoàng tử nên càng cố gắng tỏa hương thơm ngát. Bất kỳ ai nếu có tâm sự trong lòng, chỉ cần ngửi hương thơm từ nó thì đều thấy mọi buồn phiền của họ như tan biến. Những việc làm đó của bông hoa đã khiến cho trời xanh cảm động và liền ban cho hoa một điều ước.

Nhận được điều ước, bông hoa sung sướng và tự nhủ rằng, nó sẽ dùng điều ước đó để được trở thành một cô gái xinh đẹp, xứng đôi với hoàng tử. Bông hoa chỉ chờ mong cho đến khi bình minh lên, mặt trời ló dạng, vị hoàng tử xuất hiện thì nó sẽ sử dụng điều ước và hạnh phúc bên chàng mãi mãi.

Tuy nhiên, khi hoàng tử xuất hiện, chàng lại trông rất buồn bã, ủ rũ. Hóa ra, ngày hôm đó chính là 1 năm ngày công chúa mất và hoàng tử rất nhớ thương nàng, nhớ thương những kỷ niệm đẹp đẽ bên nàng. Lúc này, hoa mới nhận ra rằng trong lòng hoàng tử, chăm sóc cho bông hoa cũng chỉ là một cách để chàng tưởng nhớ người yêu đã mất của mình. 

Bông hoa vô cùng đau khổ nhưng cũng cảm động vì tấm chân tình của hoàng tử. Vì vậy, nó đã xin thượng đế cho mình trở lại là bông hoa bên mộ công chúa để sau này, nó sẽ mãi làm đẹp cho tình yêu thủy chung của hai người. Về sau, người ta gọi loài hoa đó là hoa thiên điểu hay hoa thiên đường.

>>> Xem thêm bài viết: Cây Sưa Đỏ – Một trong những loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao nhất tại Việt Nam

Ý nghĩa hoa Thiên Điểu là gì?

Mỗi một loài hoa cho dù có dáng vẻ như thế nào thì nó cũng đều mang ý nghĩa và thông điệp riêng biệt. Hoa Thiên Điểu cũng vậy, loài hoa rực rỡ sắc màu này cũng có những ý nghĩa thật tuyệt vời.

Khi nhắc tới thiên điểu thì nó mang trong mình chuyện tình khiến bao người cảm thấy xúc động và mỗi khi nhớ tới cũng không khỏi nghẹn ngào. Vậy những ý nghĩa hoa Thiên Điểu là gì?

Ý nghĩa hoa Thiên Điểu – Sự dũng cảm trong tình yêu

Hoa mang ý nghĩa tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu. Đôi ta sẽ mãi bên nhau đến tận chân trời giống như loài chim thiên đường tự do bay lượn dù cao xa đến đâu vẫn kiên trì bền bỉ.

Chỉ cần đôi ta bên nhau với tấm lòng rộng mở. Vì thế loài hoa ấy được lựa chọn làm món quà ý nghĩa đặc biệt dành tặng một nửa của mình. Hãy tặng một bó hoa Thiên Điểu cho chàng với ngụ ý muốn gắn bó trọn đời với chàng nhé.

Khi nhận được một bó hoa Thiên Điểu đẹp người đàn ông sẽ ngầm hiểu rằng cô gái ấy đã trao trọn niềm tin yêu và muốn gắn bó trọn đời với mình. Đặc biệt, sự tự hào ngưỡng mộ về người đàn ông cũng là điều mà cô gái muốn hướng đến.

Ý nghĩa hoa Thiên Điểu – Cái kết có hậu cho câu chuyện tình yêu

Hoa Thiên Điểu người ta hay gọi là hoa chim thiên đường với hình tượng như một chú chim đang lượn trên bầu trời, hoa thiên điểu tượng cho một mối tình tự do và tốt đẹp: đôi ta sẽ mãi bên nhau đến tận chân trời. Giống như câu nói “ chim thì lìa cánh, cây thì lìa cánh”.

Ý nghĩa hoa Thiên Điểu tượng trưng cho những tình yêu tốt đẹp và có kết quả hạnh phúc, mỹ mãn. Do đó mà loài hoa này cũng thường được các cô dâu xinh đẹp chọn làm hoa cưới của mình để chúc phúc cho hôn lễ và mang ý nghĩa sẽ giúp cho đám cưới và tình yêu của mình luôn bền vững tốt đẹp.

Ý nghĩa hoa Thiên Điểu - Ấn tượng ban đầu lạ mắt

Vẻ đẹp của hoa Thiên Điểu thì có lẽ không có gì phải bàn cãi nữa. Và đương nhiên, với vẻ đẹp ấy thì những món quà từ hoa Thiên Điểu sẽ giúp cho người nhận có được một ấn tượng tốt đẹp và lâu bền nhất bởi chính vẻ đẹp và ý nghĩa ấy.


Và hiện nay, hoa Thiên Điểu còn được rất nhiều người lựa chọn để làm hoa trang trí nhà cửa, trang trí văn phòng, đặc biệt tại các vị trí của hội nghị, sự kiện quan trọng để tạo điểm nhấn độc đáo và ấn tượng cho không gian.

Như vậy có thể thấy được rằng, thiên điểu dù chỉ là một loài hoa hoang dại nhưng  ý nghĩa hoa Thiên Điểu lại khác nhau. Cũng chính vẻ đẹp hoang dại này, hoa Thiên Điểu đã thể hiện được bản lĩnh của con người qua nhiều thế hệ.

Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, nếu nặng hơn có thể gây nhức đầu, khô miệng, ù tai, suy giảm thị lực.

Vì vậy, du khách khi chụp ảnh với hoa Thiên Điểu hoặc các chị em khi chọn mua hoa không nên đứng gần quá lâu và ngắt hoa để ngửi bởi có thể gây ra những triệu chứng khó chịu.


Trồng thiên điểu bằng cách tách bụi

Ngoài phương pháp gieo hạt thì thiên điểu còn được gieo trồng bằng phương pháp tách bụi. Cách này thì thường được áp dụng bởi nhanh nhưng yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Thời điểm thích hợp để tách bụi là mùa xuân hoặc thu, nên chọn những ngày thời tiết râm mát để hoa không bị héo hay ảnh hưởng.

Lựa chọn những thiên điểu mẹ khỏe mạnh, bị sâu bệnh hại, phát triển tốt, nên chọn những cây mẹ có trên 6 lá làm giống. Sau đó tiến hành tách cây ra khỏi thiên điểu mẹ mẹ và ngâm trong dung dịch IBA kích thích mọc rễ khoảng 1 tiếng. Sau đó đặt cây  hoa giống ở nơi râm mát khoảng từ 1 – 2 tiếng sau đó đem đi trồng. Khi trồng trong chậu nên chọn chậu có kích thước đủ lớn và tưới nước thường xuyên giúp hoa phát triển tốt hơn.


>>> Các loại cây chuỗi ngọc hiện nay, tác dụng và cách trồng cây

Cách chăm sóc hoa thiên điểu

Mỗi năm thiên điểu có thể mọc ra từ 3 – 4 cây non, vì vậy bạn có thể sử dụng phương pháp tách bụi nhân giống cây tạo nên chậu thiên điểu cảnh đẹp. Tuy nhiên, thiên điểu ra hoa thường mất khoảng 6 tháng (đối với cây tách bụi) và 2 – 3 năm (cây gieo hạt) nên để chăm sóc thì bạn có thể tham khảo các lưu ý dưới đây:

Tưới nước

Thiên điều là lòai có khả năng chịu hạn tốt, ưa ẩm trung bình. Vì thế mà bạn cần lưu ý tưới nước cho chậu thiên điểu từ 2 – 3 lần/tuần tùy vào thời tiết. Tuy nhiên, đối với những cây non mới trồng thì bạn cần đảm bảo độ ẩm nên có thể tưới nước nhiều hơn, và giảm dần khi lớn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ phù hợp cho thiên điểu sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 30 độ C vào khoảng tháng 3 – tháng 4 và tháng 10. Vào mùa hè nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho cây bị khô, cháy lá vì thế mà bạn nên che bóng, chú ý thoáng gió, còn mùa đông thì sử dụng tấm polyethylen để che.

Nhiệt độ thích hợp cho thiên điểu ra hoa là từ 15 – 25 độ C, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì cây sẽ ra hoa chậm hoặc ngừng ra hoa.

Bón phân

Tthiên điểu là loại cây không yêu cầu khắt khe về dinh dưỡng, vì thế bạn chỉ cần bón lót là chính. Nên bón phân theo thời kỳ từ 2 – 4 tuần/lần, bón bằng phân NPK, bạn có thể hòa tan phân với nước để tưới giúp cho hoa nhanh hấp thụ hơn.

Còn đối với thời kỳ ra hoa của cây thì bón thêm photphat canxi 2 – 3 lần để kích thích ra hoa.

Tỉa cành

Thiên điển thường mọc hoa ở phần nách lá, mỗi lá sẽ cho một hoa. Chính vì vậy vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa bạn nên cắt tỉa các cành lá bệnh, khô để cây hoa tập trung nuôi chồi mới, giảm bớt các loại sâu bệnh hại khác.

Phòng ngừa sâu bệnh hại

Hoa thiên điều thường bị các loại sâu bệnh như: rệp sáp, bọ hung, thối rễ. Nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc chưa đúng cách và môi trường trồng hoa chưa đảm bảo. Cách phòng ngừa là bạn có thể bắt diệt hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp lên cây.

Khống chế thời kỳ ra hoa của cây

Nếu bạn muốn chậu thiên đieeur ra hoa vào đúng mùa xuân thì có thể áp dụng phương pháp sau đây: Trước mùa xuân khoảng 50 ngày thì đem chậu đặt ở nơi có nhiệt độ từ 5 – 7 độ C cho hoa ngủ nghỉ, sau đó đặt ở nhiệt độ từ 18 – 22 độ C và chiếu sáng mỗi ngày. Như vậy thì cây sẽ nở hoa vào đúng dịp mùa xuân mà bạn mong muốn.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: