Nguồn gốc của hoa trà my ở đâu?
Hoa Trà Mi tên khoa học Camellia japonica, thuộc họ Chè
(Theaceae), có nguồn gốc từ Đông Á. Hiện nay, đã có hơn 33.000 loại hoa trà
mi trên khắp thế giới, trong đó có vài loài rất quý hiếm.
Cây hoa trà vừa mang nét đẹp quý phái vừa sang trọng, dành cho người chơi
hoa và người thưởng thức hoa
Nguồn gốc xuất xứ của cây chủ yếu là các nước Đông Á như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Việt Nam cây cây trà my được trồng rộng
rãi và trở thành một loại cây quen thuộc. Hầu như khắp các tỉnh thành nước ta đều
có sự xuất hiện của loại cây này.
Ở Hàn Quốc là nơi trồng nhiều loại trà my nhất và cũng góp phần phổ biến nó với
các quốc gia khác. Đặc biệt trong những bộ phim Hàn Quốc đã và đang khiến cây
trà my có nhiều người ưa thích hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh cây hoa trà my Nhật
cũng được biết đến ngày càng nhiều ở nước ta.
Đặc điểm chung của cây trà my
Nằm trong danh sách hoa quanh năm dễ trồng và chăm
sóc. Cây hoa trà my ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng trồng làm
cảnh. Người ta thường trồng cây trà my trong nhà, sân vườn hay các công
trình đô thị nhằm mang lại vẻ đẹp quyến rũ cho không gian.
• Tên thường gọi: Cây trà my, trà hoa, cây trà bạch,
cây trà hồng, cây trà mi
• Tên gọi khác: Cây trà hồng
• Tên khoa học: Camellia japoniaca
• Họ: chè teaceae
• Nguồn gốc xuất xứ: Đông Á: như Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt
Nam
Ý nghĩa của hoa trà my
Ý nghĩa chung của hoa trà mi là: Sự ái mộ, sự hoàn hảo, món
quà may mắn cho chàng trai. Và ý nghĩa của hoa cùng các mà sắc:
Hoa trà my trắng
Như chúng ta đã biết, màu trắng là biểu tượng của sự tinh
khiết và trà my trắng cũng vậy, với vẻ đẹp tinh khiết của mình nhưng cũng không
kém phần quyến rũ. Người ta thường gọi cây hoa trà my trắng với tên gọi bạch
trà. Trà my trắng là một loại cây khá hiếm. Cũng bởi vì mang một vẻ đẹp đặc
biệt cùng với sự quý hiếm mà giá trị của cây cũng được nâng cao.
Trà my trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng,
thể hiện sự thanh cao mà ai cũng muốn có. Chính vì vậy mà trà my trắng xứng
đáng được trân trọng, giữ gìn.
Hoa trà my tím
Màu tím là màu tượng trưng cho sự sang trọng, quyền quý
được giới thượng lưu rất yêu thích và màu này còn là màu của sự thủy
chung trong tình yêu. Vì vậy hoa trà my tím được khá nhiều người yêu thích.
Với những bông trà my tím mang tặng cho người mình yêu, như
thể hiện một lời thề về sự chung thủy, một lòng một dạ của bản thân đối với người
ấy. Ngoài ra, trà my màu tím còn thể hiện vẻ cao quý, sang trọng của người phụ
nữ.
Hoa trà my đỏ
Trà my đỏ được cho là một loài hoa mang lại sự may mắn. Ngày xưa, trong văn hóa phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui và điềm lành. Chính vì thế mà trà my đỏ được trưng bày trong nhà vào những dịp lễ tết để thu hút thêm nhiều sự may mắn và đón phú quý, tài lộc vào nhà.
Ý nghĩa hoa trà mi là vậy và trong ngôn ngữ loài hoa
thì hoa là “sự duyên dáng nhất”. Còn trong tình yêu bạn có thể dùng làm hoa
tình yêu để tỏ tình đến người mình yêu là xác minh liên hệ tình cảm lý tưởng,
chứng tỏ một tình yêu toàn vẹn. Hiện nay hoa tra my ở Việt Nam thường được trồng
ở Đã Lạt cho ra hai giống trắng và đỏ, cánh hoa mảnh khảnh. Hoa đã được rất nhiều
người sáng tác thành thơ văn, sau đây tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn một bài thơ về
hoa tra my để các bạn cùng thưởng thức đó là bài “Trà my một thuở” sáng tác (Thầy
Trần Anh Dũng)
Kĩ thuật nhân giống cây hoa trà mi
Có thể nhân giống trà mi bằng nhiều cách như triết, ghép,
dâm hom, cấy mô. Tuy nhiên phương pháp giâm hom là phương pháp tối ưu nhất và
cho năng xuất cao nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp dâm hom
cây trà mi.
Cắt cành hom hoa trà mi:
Chọn cây mẹ phải là cây rất khỏe mạnh, cây càng lâu năm,
không bị sâu bệnh và cho hoa nhiều và sai hoa càng tốt. Chon cành không mang mầm,
cắt cành bánh tẻ để làm hom giống. Dùng kéo thật sắc để cắt hong, cắt hom
dài từ 5 đến 7 cm và trên thân có 3 đến 4 mắt.
Chuẩn bị đất giâm hom:
Tốt nhất ta có thể dùng cát sông đãi đã loại bỏ tạp chất.
Loại cát này cần rửa sạch rồi đem phơi khô để diệt khuẩn và nấm, bệnh. Cho cát
vào khay hoặc chậu, có lỗ thoát nước dưới đáy.
Cắm hom và chăm sóc:
Hom sau khi cắt thì đem nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ
khoảng 1 – 2 giờ. Cắm hom ta phải dùng que nhỏ chọc 1 lỗ nhỏ, dùng tay
kia cắm hom vào lỗ. Khoảng cách mỗi lỗ cắm là 2 đến 3 cm. Sau đó dùng ngón tay ấn
chặt xung quanh gốc hom, cắm hom xong cần tưới nước để giữ ẩm. Thời điểm thích
hợp để cắm hom: vụ đông xuân ta cắm vào tháng 1 – 2, vụ hè thu vào tháng 7 – 8.
Kỹ thuật trồng hoa trà mi vào chậu
Chọn đất chồng trà là khâu kỹ thuật quan trọng bậc nhất
trong toàn bộ quy trình trồng cây. Cây trà mi thích nước và phát triển tốt
trong điều kiện có lượng nước đầy đủ nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì thế
đất trồng phải là loại đất có độ chua, nhiều mùn, ít canxi, không bết và thoát
nước nhanh, giữ ẩm tốt.
Đặc tính của bộ rễ trà my là lông hút, có nhiều sợi tơ mềm yếu, chỉ phát triển được qua những lớp khe hở của những loại đất mùn tơi xốp, độ ẩm cao. Đất bùn ở ao hồ nuôi nhiều cá hoặc đất trồng được chè là thích hợp nhất. Ta cũng có thể dùng đất đồi chộn cát sông và đem chộn thêm phân chuồng hoai. Cách thứ ba ta có thể dùng đất trộn sẵn đóng bao bán ngoài thị trường.
Hướng dẫn cách trồng hoa trà mi trong chậu bằng đất bùn ao.
Chuẩn bị đất:
Vào những ngày đầu xuân, người ta tát cạn các ao hồ quanh
nhà. Phơi đáy ao hồ khoảng 1 tuần hoặc nửa tháng cho ráo nước, sau đó gạt bỏ lớp
bùn hoa trên mặt ao hồ(lớp bùn chứa nhiều tạp khuẩn), rồi đào lấy lớp bùn thứ 2
được sắn thành từng lát nhỏ đem phơi nơi khô giáo sạch sẽ. Chú ý chỉ lấy lớp
bùn thứ hai, sau 2 đến 3 lớp đào là dừng lại. Tiếp theo chúng ta đem phơi khô
trên mái nhà khoảng 2 năm cho hết tạp trùng. Tiếp theo ta dùng dao đập nhỏ rồi
phân loại. Để phân loại dùng rổ nhỏ sàng các hạt bé nhất (hạt mịn) thì bỏ đị.
Sau đó sàng lấy các kích thước to, to vừa và nhỏ mang dùng chồng cây.
Kỹ thuật trồng cây trong chậu:
Đầu tiên ta lấy mảnh sành hay 1 miếng gạch nhỏ úp lên lỗ
thoát nước. Việc này đảm bảo cho chậu thoát nước tốt. Sau đó ta chọn các cục đất
to nhất (khoảng 3 đến 4 cm) cho xuống lớp đáy. Lớp đất đáy này có chiều cao khoảng
một phần ba chậu. Tiếp theo ta cho lớp đất nhỡ (1 đến 3 cm) lượng đất này chiếm
khoảng 1 phần 3 chậu. Ta phải chú ý đến việc ướm thử bầu cây sao cho bầu cây thấp
hơn miệng chậu 2 cm. Ta dùng tiếp đất nhỏ để cho nhiều sang sung quanh.
Tiếp theo ta tiến hành xé, bóc vỏ bầu và đặt cây vào giữa chậu.
Khâu bóc vỏ bầu khá quan trọng, cần tiến hành nhẹ nhàng và thật cẩn thận vì cây
được trồng trong đất tơi nên rất dễ vỡ bầu (để hạn chế vỡ bầu người ta thường
tưới nước trước khi bóc vỏ bầu). Sau đó lại dùng đất nhỏ để trồng. Tiếp đó ta
phủ một lớp mỏng đất mịn phía trên giúp nắng nóng không làm ảnh hưởng đến rễ
cây. Cuối cùng xếp 1 ít cục đất loại to lên trên mặt.
>>> Xem thêm bài viết: Hoa Mai Đỏ Là Gì? Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
Hướng dẫn cách trồng hoa trà mi trong chậu bằng đất đồi hoặc đât chộn sẵn.
Chuẩn bị đất:
Đất đồi: Ta dùng đất đồi chộn với cát sông để cho thông
thoáng. Sau đó chộn thêm phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh. Tỉ lệ chộn gồm 8
phần đất 2 phần phân.
Đất trộn sẵn đóng bao: Loại đất này ta phải chọn mua trên thị
trường loại đất dùng cho hoa cây cảnh. Chọn loại đất có độ a xít phù hợp. Để
tăng thêm sự thông thoáng cho đất ta chộn thêm 20 % chấu hun hoặc sỉ than.
Kỹ thuật trồng:
Trước tiên ta lấy mảnh sành úp lên lỗ thoát nước. Sau đó ta
cho một lớp sỉ cục mỏng dưới đáy nhằm cho đất không bị chôi hết ra ngoài. Ta
cũng có thể thay sỉ cục bằng than hoa mua ngoài chợ. Sau đó ta cho 1 lớp đất mỏng
khoảng 2 đến 3 cm rồi lấy tay nén chặt xuống. Việc này cũng giúp cho đất không
bị chôi mất xuống qua lỗ đáy. Sau đó tiếp tục cho đất vào và sé bầu cho cây vào
chồng.
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa trà mi
Tưới nước cho hoa trà mi
Chọn thời điểm tưới cây hoa trà:
Với mùa hè, ta tưới 2 đến 3 lần 1 ngày vào sáng và chiều
mát, tùy vào nhiệt độ. Nếu là mùa thu thì tưới trung bình mỗi ngày 1 lần vào
sáng hoặc chiều mát. Mùa đông hay mùa xuân thì trung bình 2 đến 3 ngày tưới 1 lần,
tùy thuộc vào thời tiết mưa hay khô. Đối với những ngày mưa thì không nên tưới
cho cây.
Cách phun tưới:
Tưới nước rất quan trọng cho trà mi. Không bao giờ được để đất
trong chậu trà mi khô trắng, phải luôn tưới đủ ẩm cho cây.
Nên phun đều từ lá đến thân, không nên tập trung tưới mạnh
vào gốc để tránh xói mòn gốc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Đặc
biệt, cây trà ưa nước sạch cho nên hạn chế nước có hóa chất và clo. Nếu dùng nước
máy thì cần để qua đêm trong một thùng nhựa cho thoát hết Clo.
Cách chăm sóc lá và hạn chế sâu bệnh
Có thể dùng vòi phun nước dạng phun sương để rửa mặt trên và
mặt dưới của lá trà mi khi lá bị bẩn, hoặc rửa từng lá một nếu không thể rửa sạch
bằng cách phun nước. Cắt tỉa các lá bị sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu dạng bơm
loãng vào hàng tháng, hoặc có thể dùng rượu ngâm tỏi, ớt gừng để trừ sâu cho
lá. Tuy nhiên khi trà mi đã ra hoa thì không nên sử dụng bất kỳ biện pháp trừ
sâu nào để không ảnh hưởng đến hoa trà mi.
Cách bón phân cho cây hoa trà mi
Phân bón cho trà mi có thể dùng đa dạng, nhiều chủng loại,
tuy nhiên không dùng phân hóa học. Phân bón gốc là phân chuồng đã được ngâm ủ kỹ,
nước ngâm các loại động thực vật đã hoai mục (thường dùng cá hay ốc), phân vi
sinh, nước giải, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong … đều được.
Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít phải pha thật loãng. Mỗi tháng chỉ nên
bón 2 lần, tham bón tưới nhiều cây trà sẽ chết. Đối với các loại phân bón lá ta
đều có thể dùng được.
Tuy mỗi loại hoa trà mi đều có một ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đều là những loại hoa quý hiếm của Việt Nam. Tùy vào sở thích của từng người về màu sắc và tùy những người chú tâm vào ý nghĩa của từng màu hoa tra my để chọn cho mình một cây hoa trà mình mong muốn, trồng và làm đẹp cho ngôi nhà của mình cũng như thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ sanh điệu, am hiểu sâu sắc về hoa của mình.
Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website:
www.sianguyen.com
www.sia-n.com