Lan cẩm cù sở hữu một nét đẹp riêng biệt bởi hình dáng lá và hoa cực độc đáo. Vì vậy, không khó hiểu khi lan cẩm cù được đánh giá là một trong những loài lan tuyệt đẹp ở Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù lại vô cùng đơn giản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm hoa lan cẩm cù?
Hoa lan cẩm cù hay còn gọi là lan anh đào, có nguồn gốc
xuất xứ từ vùng Đông Nam Á và Úc, có tên khoa học là hoa Hoya Carnosa, thuộc họ
thiên lý. Lan cẩm cù được phân bố tại các đất nước vùng Đông Nam Á, Châu Đại
Dương và miền nam Trung Quốc.
Loài hoa này cũng rất phát triển ở Việt Nam trải dài từ Bắc
vào Nam có khoảng 40 loài và xuất hiện nhiều nhất là ở miền Trung.
Lan cẩm cù thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 4-7m. Lá có hình bầu dục và đầu hơi thuôn nhọn. Hoa có dạng hình cầu, nở thành chùm hình ngôi sao 5 cánh rất đẹp và có hương thơm dễ chịu. Hoa lại còn rất lâu tàn trung bình từ 7-10 ngày.
Ứng dụng của hoa lan cẩm cù
Hoa lan cẩm cù thường được mọi người dùng để trang trí vì nó
có hình dáng, màu sắc hoa đa dạng.
Ngoài ra, cây cẩm cù còn được sử dụng để chữa các loại bệnh
như viêm phổi nhẹ, viêm phế quản, viêm kết mạc… vì các bộ phận của cây đều phủ
sáp, thân và lá chứa một lượng sterol glucoside là hoyin (0.76 – 0.832%)
Cây hoa lan cẩm cù tác dụng chữa bệnh gì ?
Cây hoa lan cẩm cù là giống cây cảnh dùng để trang trí cho
ngôi nhà, nhưng cây còn có tác dụng khác trong việc chữa một số loại bệnh mà
các nhà khoa học tại đại học Georgia là có khả năng loại bỏ tuyệt vời các chất
ô nhiễm, khí độc hại trong môi trường không gian nhà ở. Bên cạnh đó, cây cẩm cù
còn được biết như một cây thuốc đông y.
Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc
phơi khô điều được.
Thành phần hóa học: Các bộ phận của cây đều phủ sáp.
Thân và lá chứa một sterol glucosid là hoyin (0.76-0.832%).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính bình, có tác dụng khư
phong trừ thấp, tiêu ung, giải độc, hạ sốt, long đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: chữa trị các bệnh
Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản;
Viêm não B, trẻ em sốt cao.
Viêm kết mạc, sưng amygdal;
Thấp khớp tạng khớp;
Viêm vú, viêm tinh hoàn.
Liều dùng 60-90 gram cây tươi giã lấy nước chiết uống. Dùng
ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương. Giã cây tươi và đắp vào chỗ
đau.
>>> Xem thêm bài viết: Phân loại cây đa - Cách trồng và chăm sóc cây đa khỏe mạnh
Đơn thuốc:
Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản: Lá Cẩm cù tươi 60-90 gram giã
ra chiết lấy dịch, hoà mật ong uống hoặc sắc nước uống.
Viêm tinh hoàn: Lá Cẩm cù tươi 60-90 gram, nghiền ra rồi
đun sôi lấy nước uống.
Thấp khớp tạng khớp. Cẩm cù tươi 60-90 gram, đoạn khớp trên giò
lợn, rượu 120 gram, sắc nước, chia 2 lần uống.
Phân loại hoa cẩm cù
Trên thế giới, lan cẩm cù có tới khoảng 400 loài khác nhau dựa
vào đặc điểm nguồn gốc và màu sắc hoa. Ở Việt Nam thì có những loại phổ biến
sau đây:
– Hoa cẩm cù lá trái tim
Đây là dòng lan cẩm cù được yêu thích nhất hiện nay. Lá cây
có hình trái tim, màu xanh đậm, bản to, dày và bóng hơn so với các loại thông
thường. Hoa có 5 cánh màu trắng phần nhụy nâu đỏ và ra hoa quanh năm.
– Lan cẩm cù Hoya Kerrii
Còn được gọi là lan cẩm cù cẩm thạch, là loại thân leo, viền
mép lá có màu trắng và phần còn lại là màu xanh. Hoa màu đỏ nhuộm nâu, kết
thành chùm và không có mùi. Loại lan này có thể chịu khô hạn tốt nhưng rất dễ bị
ngập úng.
– Lan cẩm cù rừng
Dòng này sinh trưởng chủ yếu ở trong rừng, có sức sống khỏe
khoắn và ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, hoa cẩm cù rừng không đa dạng màu sắc bằng
các loại khác.
Cách trồng hoa Lan Cẩm Cù
Cẩm Cù có thể nhân giống bằng nhiều cách khác nhau: trồng bằng
hạt, cắt và dăm thân dây hoặc lá.Tuy nhiên phương pháp nhân giống bằng lá cây rất
khó sinh trưởng và phát triển nên thông thường ta sẽ dùng hai cách là trồng bằng
hạt và dăm thân dây.
Chuẩn bị
Chất trồng: Chuẩn bị chất trồng chứa nhiều chất dinh dưỡng,
tơi xốp, thoáng khí. Có thể trộn hỗn hợp một số loại như tro trấu, xơ hay mùn dừa,
gạch vụn, gỗ mục, đá bọt, đá non, phân bò khô…để tăng chất dinh dưỡng cho giúp
cây phát triển tốt. Trộn hỗn hợp chất trồng cho cây theo tỉ lệ: 50% tro trấu,
30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.
Nước và ánh sáng: Một số loại Cẩm Cù ưa ánh sáng mạnh và ít
nước nhưng cũng có mốt số khác lại thích bóng râm và nhiều nước. Nhưng hầu hết
Cầm Cù đều thích ánh sáng khoảng 50-60%, môi trường độ ẩm cao, không cần có quá
nhiều nước.
Cách trồng
Chúng ta có thể dễ dàng nhân giống hoa Lan Cẩm Cù bằng
hai cách: Nhân giống từ hạt hoặc nhân giống từ giâm cành và chiết cây.
Nhân giống từ hạt: Khi trái đã chín già, bạn tách làm đôi, lấy
hạt, có thể bọc kín hạt bằng bao nilon để giữ được lâu hơn. Quá trình này phải
mất vài tháng để chờ quả chín và già đi.
Sau đó đem hạt gieo xuống đất, chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi
xốp để cây phát triển nhanh hơn, khi cây nảy mầm thành cây con, bạn đem ra trồng
ở chậu mới cho đến khi cây ổn định. Từ lúc cây bắt đầu phát triển đến khi cây
trưởng thành là 12 tháng.
Nhân giống Lan Cẩm Cù từ giâm cành
Chọn khúc thân dây trưởng thành hoặc hơi già, khỏe mạnh
không sâu bệnh, cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối, nên dùng
thêm chất kích thích dạng bột hoặc nước để cây nhanh ra rễ.
Dăm trong hỗn hợp chất trồng đã chuẩn bị, để nơi mát, tưới
nước vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ nảy mầm nhánh và phát triển
thành cây.
Có thể thấy cách nhân giống bằng cắt dăm thân dây có nhiều
ưu việt hơn hẳn so với phương pháp khác.
Tuy nhiên, cách này cũng có một nhược điểm là cần phải có cây trưởng thành làm giống và phần non, đầu ngọn của nguyên dây giống sẽ phải cắt bỏ.
Chăm sóc cây Lan Cẩm Cù Lá Tim:
Ánh sáng: Trong tự nhiên chúng sống trong các khu rừng
nhiệt đới, dưới các tán lá của các cây cao lớn hơn vì vậy chúng không cần quá
nhiều ánh sáng để phát triển tốt. Có thể đặt cây dưới ánh sáng tán xạ, nắng buổi
sáng hoặc nếu tại vườn có thể đặt dưới gốc cây hoặc che lưới màu 50-70%. Cẩm
cù có thể sống trong khoảng 0-35 độ C. Nhiệt độ thích hợp để cẩm cù có thể
phát triển là 20-30 độ C. Nhiệt độ lạnh dưới 20 độ C cây sẽ không ra hoa.
Nhiệt độ trên 30 độ C kéo dài cây có nguy cơ mất nước chết.
Tưới nước: Cẩm cù ưa ẩm nhưng không ướt. Vì vậy chỉ cần
tưới nhẹ mỗi ngày hoặc 2-3 ngày tưới 1 lần tùy thuộc vào giá thể trồng.
Đất và Dinh dưỡng: cây trồng trong chậu treo thích hợp
với xơ dưa, có thể trộn xơ dừa với đất và vỏ trấu sẽ tạo điều kiện tốt cho cây
sinh trưởng. Giống như nhiều loại Lan khác, chúng cũng cần dinh dưỡng để nuôi
cây tuy nhiên không nhiều. Có thể sử dụng phân bón chậm tan để bón cho cây hoặc
sử dụng nước vo gạo để tưới.