Mỗi dịp tết đến, người ta thường treo một gốc lan thủy tiên vàng ươm và thơm ngát trong nhà để mang lại may mắn cho năm mới. Lan Thủy Tiên đa dạng về chủng loại, hình thái và đặc biệt là có màu sắc vô cùng bắt mắt nên được nhiều người ưa thích trồng trồng tại nhà Vậy người mới bắt đầu chơi lan cần lưu ý gì khi trồng? Để trồng và chăm sóc lan thủy tiên ra hoa cần những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Một số loại lan thủy tiên đẹp
Lan Thủy Tiên Hường- Kiều miền Trung
Thân tròn, màu nâu, xám đen, lá bản to, dày, mọc so le,
quanh năm xanh tốt, so với những anh em Thủy tiên khác Thủy Tiên miền Trung hoa
hơi thưa. Hoa nhợt nhạt nhìn không quyễn rũ và thu hút người chơi.
Lan Thủy Tiên Tím Huế
So với tím Hường bên trên (miền Tím miền Trung) thì Tím Huế hoa nở sớm hơn, vào khoảng tháng 4 - tháng 5 hoa có hương thơm nhẹ nhàng. Hình dáng bên ngoài cũng giống với Thủy Tiên Hường.Lan Thủy Tiên Vuông:
Kiều Vuông, thân vuông, hoa cánh trắng môi vàng nhẹ, bông to và dày bông, hoa nở 7 - 15 ngày là tàn khu vực Lâm Đồng hoa nở vào mùa xuân, giả hành lớn, nhìn rất khủng, sinh trưởng và phát triển tốt nếu được tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp trồng với dzớn cục, hoặc thân gỗ lớn, có vỏ xù xì, cứng.Rất nhiều nghệ trồng Thủy Tiên Vuông thành công cho hoa rất đẹp, và nở nhiều, so với nhiều loài lan khác Thủy Tiên Vuông cũng được nhiều anh em yêu thích không chỉ hỏ nở vào tết cổ truyền mình mà còn tỏa ra một hương thơm dịu dàng.
>>> Xem thêm bài viết Cây tùng là gì? Các loại cây tùng ở Việt Nam
Lan Thủy Tiên mỡ gà:
Thủy Tiên mỡ gà hình dáng bề ngoài cũng có những nét giống
như Thủy Tiên miền Trung và Thủy Tiên Tím Huế, thân tròn dài, lá mọc đối xứng,
to và dày bản. Chỉ có điều hoa nở có màu vàng nhạt, hoa nở nhiều và có hương
thơm.
Lan Thủy Tiên môi tua:
Khác với những họ trên một chút Thủy Tiên môi tua có gốc nhỏ, thân có một đoạn phì to còn lại thuân dài đến ngọn, hoa cũng cũng nở thành chùm rũ xuỗng.
Thủy Tiên Vàng, Hoàng Lạp - Dendrobium
chrysotoxum
Thủy tiên trắng – Dendrobium farmeri – Kiều trắng, kiều vuông.
Cây cỡ trung bình, gốc nhỏ, thân phình to ở giữa hình vuông, ngọn nhỏ có khoảng 3-5 lá. Lá bền không rụng như những loài thân thòng. Cây thường có xu hướng mọc thẳng lên trên nên thích hợp trồng đứng trong giỏ treo. Hoa mọc thành chùm, cánh trắng họng vàng, có cây cánh tím (loại cánh tím ít xuất hiện ở Việt Nam) không thơm hoặc ít thơm, hoa nhanh nở, tàn trong vòng 5-7 ngày.Tên Việt: Kiều trắng, kiều vuông.
Đồng danh: Callista densiflora
Mô tả: Phong lan cao chừng 20 cm, thân vuông có 2-4 lá ở ngọn, dò hoa dài 20 cm mọc gần ngọn già trụi lá hoặc ngọn non. Hoa to 5 cm mầu hồng nhạt hay trắng nở vào mùa Xuân.
Chuẩn bị trồng lan thủy tiên
Thời gian
Lan thủy tiên chủ yếu được trồng vào mùa hè, khi mầm non
chưa nhú hay mới nảy và cây chưa có rễ non. Nếu thực hiện vào mùa khác thì phải
có kỹ thuật chăm sóc sao cho phù hợp nhất.
Giá thể trồng
Lan thủy tiên thích nghi tốt với môi trường mới, nên có nhiều
loại giá thể để lựa chọn như: Than, vỏ thông, dớn, xơ dừa… miếng gỗ vú sữa,
nhãn,…
Vỏ thông và than củi: Phổ biến, giá rẻ và giúp rễ thoáng
khí. Bạn có thể đập miếng nhỏ vừa, rửa sạch rồi cho vào chậu.
Rêu và dớn xốp: Dễ sử dụng và giữ ẩm tốt, chỉ cần xé nhỏ rồi
ngâm nước hoặc luộc lên để diệt côn trùng, nấm bệnh.
Xơ dừa: Ngâm 24 tiếng và rửa lại nhiều lần đến khi hết chát
rồi mới được sử dụng, loại này dễ úng và dễ rơi vãi khi vận chuyển .
Miếng gỗ Vú Sữa, Vải, Nhãn, Dẻ… cần rửa sạch hoặc luộc lên,
dùng làm móc, nếu có máy khoan thì làm thêm lỗ cho dễ ghép.
>>> Xem thêm bài viết: Danh sách các loại cây cảnh để bàn phong thủy
Giống trồng
Chọn mua những gốc lan thủy tiên cứng cáp, không bị dập gảy
hay nấm bệnh và có nhiều mầm gốc khỏe mạnh.
Tiến hành cắt bỏ rễ chết và phần hư hại rồi rửa qua nước sạch.
Ngâm phần gốc lan vào nước đã pha Physan 20 (hoặc Nano bạc/Benkona) khoảng
15-20 phút, để sát khuẩn nấm mốc. Để khô ráo rồi tiếp tục ngâm vào hỗn hợp dung
dịch B1 và Atonik (hoặc chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1), để kích thích mầm và rễ
cây, chống sốc,… trong thời gian 15 phút. Để gốc ở nơi thoáng mát cho ráo nước
rồi mới ghép gốc lan hoặc trồng vào chậu.
Cách trồng lan thủy tiên
Sắp xếp cụm lan thủy tiên (5-20 cành/gốc) theo kích thước lớn
nhỏ và độ non già của gốc lan thủy tiên, để dễ chăm sóc.
Ghép gốc vào giá thể: Cố định chắc chắn gốc lan vào bảng
dớn/khúc gỗ bằng dây hoặc kẽm. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng vật dụng ghép lan
bằng kim loại và phải loại bỏ ngay sau khi rễ lan đã bám chặt vào giá thể mới.
Trồng vào chậu: Sử dụng chậu đất nung/gỗ có lỗ thoát nước
tốt. Trải một lớp than củi hoặc vỏ thông vào chậu, tiếp đó cho dớn cục vào ⅔ chậu.
Sau đó, đặt gốc lan lên, cố định tạm thời thân trên vào móc treo chậu bằng dây
rút. Cho một ít dớn mỏng trải đều xung quanh gốc để giữ ẩm. Tuyệt đối không được
lắp gốc, sẽ làm cây lan bị thối gốc và hỏng mầm non.
Khi đã trồng xong thì đặt chậu nơi nắng nhẹ, thoáng mát và
tưới nước cho cây.