Lan trầm tím có ý nghĩa gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc loài hoa này

Sianguyen
0

 Phong Lan trầm tím là một trong những loại lan được giới chơi lan ưa thích nhất. Lan Trầm tím là một loài hoa quý hiếm có giá trị kinh tế cao bởi nét đẹp quyến rũ và luôn rực rỡ. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan trầm tím  có hơi phức tạp nhưng nếu trang bị kiến thức đầy đủ sẽ trở nên đơn giản. Hãy cùng chúng tối tìm hiểu thêm về loài hoa này qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm nổi bật:

Lan Trầm Tím không phải là dòng ưa sáng, ánh sáng vừa đủ khoảng 60-70 % là hợp lý nhất.

Nhiệt độ để Lan Trầm Tím ra hoa phải từ 13 – 15 độ C và kéo dài liên tục từ 4 – 6 tuần lễ.

Độ ẩm tốt nhất để lan Trầm Tím phát triển là khoảng 50 đến 60%.

Gió và độ thoáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bị bệnh bởi đây là cây ưa thoáng và ráo, nếu cây trồng trong môi trường bí khí cây sẽ khó phát triển, dễ bị bệnh.

Ý nghĩa và công dụng của hoa lan trầm tím

Thường nở vào tháng 2 đến tháng 4 đúng ngay dịp tết cùng với vẻ đẹp cuốn hút và hương thơm nồng nàn nên hoa lan trầm tím rất được mọi người ưa chuộng làm hoa trưng tết, không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn mang ý nghĩa mong một năm mới luôn bình an đối với gia đình gia chủ nữa đó.

Ngoài ra, ở các buổi hội họp quan trọng cũng như các buổi tiệc (đám cưới, khai trương, kỉ niệm,...) người ta cũng hay sử dụng loại hoa này. Không những thế, vì lan trầm tím sở hữu vẻ đẹp vô cùng thần bí và cuốn hút nên rất được lòng người chơi hoa nên chúng mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao cho những người trồng vườn.

Ngoài ra, nhờ sở hữu mùi hương thơm ngát và nồng nàn nên hoa lan trầm tím được sấy khô để để làm ra nhiều loại sản phẩm được các chị em phụ nữ vô cùng yêu thích như túi thơm, các loại mỹ phẩm, sữa tắm, nước hoa,...

 >>> Xem thêm bài viết: Cây trúc nhật phù hợp với tuổi nào? Mệnh gì? Cách trồng cây trúc nhật

Kỹ thuật trồng lan trầm tím từ rừng về.


- Điều lưu ý đầu tiên khi lấy cây từ rừng về trồng là vấn đề về mùa sinh trưởng. Chỉ ghép lan trầm tím khi cây đang trong mùa nghỉ hoặc đầu mùa phát triển ( khi cây đã nhú mầm non ở gốc nhưng mầm non chưa ra rễ mới ) . Nếu ghép lan trầm tím khi cây đang trong mùa phát triển thì cây sẽ bị trột, kém phát triển từ đó gây ảnh hưởng đến cây vào năm sau.
- Cây mới từ rừng về cần cắt tỉa rễ, cắt ngắn còn 1cm, thời gian này cây đang trong mùa nghỉ nên bộ rễ không còn nhiều tác dụng, cắt ngắn rễ còn kích thích cho cây non sau này đâm rễ mạnh. Lan trầm tím sau khi cắt tỉa rễ ta treo ngược cây 1 ngày sau thì đem cây ra ngâm phần gốc vào dung dịch gồm 1ml(b1)+ 1ml (atonik) + 1l nước. Ngâm lan trầm trong vòng 10 p rồi vớt cây ra ghép vào giá thể. Khi ghép tránh để dây buộc đè vào các mắt ngủ tại căn hành ( sát gốc cây) làm tổn hại đến mầm non sau này.

- Tưới ẩm cho cây mỗi ngày từ 1-2 lần tùy vào giá thể trồng vào tiều khí hậu nơi trồng, 6 ngày tưới một lần gồm B1 và atonik với liều lượng 0.5 ml B1 + 0.5 ml atonik+ 1 lít nước để kích mầm cho lan trầm tím. Định kỳ 2 tuần tưới một lần thuốc trừ nấm cho cây.
- Khi lan trầm tím mọc chồi non ở gốc và chồi non ra rễ mới được 2 cm thì ta tiến hành bón phân cho cây. Thời gian này ta chọn các loại phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển thân lá. Thời điểm đầu mùa phát triển này cũng là mùa ươm ki (chồi non mọc từ thân cây già) nếu muốn ươm ki lan trầm tím thì ta nên cắt thân già cách gốc một đoạn 15-20 cm để tránh làm ảnh hưởng đến chồi non ở gốc.

- Mùa sinh trưởng của lan trầm tím cũng là mùa mưa ở ngoài Bắc và miền Nam nên cần theo dõi thời tiết thường xuyên để phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây vào trước những đợt có mưa kéo dài. Thời gian có mưa kéo dài này cũng giảm tần xuất bón phân cho cây và bón phân có hàm lượng kali cao hơn để giúp lan trầm tím khỏe mạnh tránh bị các bệnh về nấm khi vào những ngày mưa kéo dài.

- Ta cần chủ động mua lan trầm tím rừng vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm để đảm bảo quá trình xử lý cây, ghép cây và chăm sóc cây được thuận lợi nhất. Cây trầm tím là cây cùng họ với đùi ga nên ưa nắng, cây cần tránh nước quá nhiều vào những ngày mưa, có nhu cầu phân bón cao vào thời kỳ phát triển, khi mùa ngủ thì tưới nước thật ít chủ yếu chỉ để làm ẩm giá thể, ngừng hẳn tưới phân, khi nào qua giai đoạn nghỉ cây bắt đầu cho nụ và nảy mầm cần để cây nơi nhiều nắng để tăng vẻ đẹp và sức khỏe cho hoa và cây.


>>> Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về cây tùng la hán phân loại, công dụng và ý nghĩa

Cách chăm sóc lan Trầm tím


Lan Trầm tím thường được ghép vào giá thể gỗ và treo cao để khi hoa nở rủ xuống, trông sẽ đẹp hơn. Nếu trên ban công, sân thượng hay khu vườn nhà bạn có những giò hoa Trầm tím thì cần chú ý những điều sau:

Trầm tím ưa sáng, thoáng gió, nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp, nên có lưới che để phòng lá bị cháy.

Mùa hè, cần tưới nước thật nhiều, độ ẩm từ 70-90% là tốt nhất.

Mùa thu, khoảng từ tháng 10 trở đi, lá cây bắt đầu úa vàng. Lúc này, cần tưới ít đi, sau đó bón phân và phun thuốc để kích thích cho cây ra nụ. Đến tháng 12 thì dừng hẳn việc tưới phun, thỉnh thoảng phun nước để cây không bị teo tóp.

Cuối mùa đông, đầu mùa xuân, cây bắt đầu nhú nụ, chuẩn bị cho thời kỳ bung nở hoa. Thời gian này, cần chú ý những đợt mua phùn của mùa xuân, tránh cho cây không bị úng nước.

Khi thấy hoa nở thì vẫn tưới đều nước. Nhưng khi hoa đã tàn thì ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các cây (keiki)  mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân



Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: