Cây đa, tên khác : cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da, có danh pháp khoa học hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.
Cây Đa, giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si
(Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô
hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu
cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v.
Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông
thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây
khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài
chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ
các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng
chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự
phát triển nhanh của cây đa.
Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất
còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của
nó.
Đặc điểm của cây da
Cây da có nguồn gốc từ đảo Tích Lan ở Ấn Độ, miền nam Trung
Quốc, quần đảo Ryukyu, Australia và New Caledona. Cây da phát triển mạnh
nơi khí hậu ẩm ướt.
Khi còn non cây có dạng bụi. Khi cây lớn mọc cao 20 m hoặc
hơn, các cành to và có nhiều rễ khí mọc từ thân và cành rũ xuống và có khi gặp
được đất tạo thành một rễ trụ.
Thân cây không quá mịn, nhiều đốm đen trên vỏ cây.
Cây da được nhận ra bởi những chiếc lá, lá da có thể thay đổi
từ dạng thuôn, elip đến dạng trứng ngược, mặt trên bóng và nhẹ như da. Lá dài 5
– 8 cm, rộng 3 – 5 cm, mép nguyên, cuống lá dài 0.6 – 2 cm.
Quả da không có cuống, mọc trong hoặc ngay dưới lá, hình cầu,
dường kính 6 – 10 mm, cụm quả gồm 3 quả tạo hình tam giác, lá bắc bền. Hạt da
nhỏ dưới 1 mm. Hạt giống có khả năng nảy mầm và phát triển ở bất kì đất nào
chúng rơi xuống ngay cả ở vết nứt bê tông hay trong hốc cây khác.
Phân loại cây đa
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây đa. Theo
Neal quan niệm thì cây đa có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ. Còn theo quan điểm của
Riffle lại cho rằng cây đa có nguồn gốc từ khu vực rộng lớn nào đó ở châu Á
Hiện nay, có rất nhiều các loại đa như cây đa búp đỏ, cây đa
sộp, cây đa lộc, cây đa lan, cây đa lá đỏ,… Nhưng những loại đa được biết đến
phổ biến nhất Việt Nam đó là đa búp đỏ, đa bồ đề và đa lá tròn hay đa lông.
>>> Xem thêm bài viết: Cây thiết mộc lan là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc
Cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ hay
còn gọi là cây đa Ấn Độ, cây đa cao su và tên khoa học là Ficus Elastica. Loại
cây này có chiều cao trung bình khoảng 30 – 40m. Từ thân cây mọc nhiều rễ phụ
giúp cây đứng chắc chắn hơn. Lá cây đa đỏ hình bầu dục đầu nhọn, bóng mặt trên,
nhám mặt dưới và có màu xanh đậm. Lá mọc từ các búp màu đỏ ở ngọn cành. Hoa đa
búp đỏ mọc thành cụm, từ màu cam ban đầu sẽ chuyển sang màu đen khi tàn. Quả
màu lục vàng, hình oval và có nhiều hạt.
Cây có nhiều công dụng và ý nghĩa tuyệt vời như trang trí,
thanh lọc không khí và giúp điều trị nhiều loại bệnh. Theo phong thủy, đa búp đỏ
tượng trưng cho sự may mắn, bình an và đặc biệt thích hợp với mệnh Thổ và Hỏa.
Cây đa bồ đề
Đa bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa và có tên khác
là cây giác ngộ, cây đề. Cây phát triển tốt có thể cao tới 30m với đường kính
thân là 3m. Lá có kích thước khá to với chiều dài 10 – 17cm và chiều rộng khoảng
8 – 12cm. Không giống với các loại khác, lá đa bồ đề có dạng hình trái tim, phần
chóp kéo dài. Quả đa bồ đề màu xanh lục điểm tía, kích thước nhỏ với đường kính
1 – 1,5cm.
Cây đa lông
Đa lông còn có tên gọi khác là cây sung nhân, song hạch, đa
hạch và có tên khoa học là Ficus Drupacea Thunb. Cây có chiều cao khoảng từ 15m
trở lên. Khi cây còn non cành có nhiều lông dài, mềm bao phủ nhưng khi trưởng
thành thì trở về lớp vỏ ngoài nhẵn nhụi. Lá cây hình trái xoan hay bầu dục mọc
so le với nhau trên các cành nhỏ. Lá cũng giống như các cành, khi non có lông
hoe và nhẵn nhụi lúc già. Hoa mọc đơn trên các nhánh nhỏ và có hình trứng. Hoa
có 2 màu, bên ngoài màu trắng, và màu hồng ở giữa.
>>> Xem thêm bài viết: Hoa mẫu đơn có công dụng gì? Ý nghĩa của hoa mẫu đơn
Tác dụng của cây đa
Ở nước ta hình ảnh cây đa đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều
thế hệ người dân. Chúng được trồng nhiều ở nhiều đình, chùa hoặc đầu làng. Hầu
như ở địa phương nào cũng có những cây đa cổ thụ nằm bên cạnh các di tích. Người
ta quan niệm rằng cây đa cổ thụ biểu trưng cho sự trường tồn, sức dẻo dai và
dũng mãnh để bảo vệ người dân làng khỏi giông tố và mang lại vẻ bình yên.
Với đặc tính này cho phép một cây có thể vươn tỏa ra một diện
tích rất rộng đến vài trăm mét trong tự nhiên. Trên thực tế người ta tìm thấy
cây đa lớn nhất ở ấn Độ có đường kính tán lên đến 800m xung quanh thân chính của
nó.
Cây đa có hệ lá to bản hình bầu dục dài và có gân bên dưới mặt
lá. Lá màu xanh bên trong có chứa nhiều tinh thể canxi cacbonat và được gọi là
nang thạch. Búp cây mọc ở ngọn thường rụng sớm và bao bọc lấy chồi tận cùng.
Khi lá nở thì sẽ bị rụng xuống.
Trong họ nhà đa có khá nhiều loại khác nhau như đa trơn, đa
búp đỏ, đa đàng vv. Về nguồn gốc xuất xứ thì hiện nay còn có nhiều quan điểm
khác nhau. Theo nhiều người cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ nơi có phật giáo bắt
nguồn. Có quan điểm lại cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn
của Châu Á.
Tác dụng Của Cây Đa Trơn Như Thế Nào.
– Biểu tượng của cây đa trơn: cây đa trơn, cổ chúng tượng
trưng cho sự trường tồn, dẻo dai, còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của
con người. Ở các địa phương, cây đa có mặt ở nhiều nơi và không vắng bóng ở các
di tích…
– Là loại cây được trồng nhiều tạo bóng mát, làm đẹp cảnh
quan, hiện nay nó là loại cây công trình được ưa chuộng trồng ở nơi như chùa, đền,
đình làng,… Ngoài ra nó còn được trồng trong khuôn viên…
– Rễ cây đa được sử dụng để làm thuốc điều trị lợi tiểu,
hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan. Có thể sử dụng với liều lượng như sau: cho khoảng
100 – 150g lá tươi với người lớn, sắc dưới dạng thuốc. Dùng liên tục trong 7 –
10 ngày.
– Vỏ và cành được dùng để ăn trầu.
– Dịch ép lá cây đa tươi được dùng để chữa kiết lị,
tiêu chảy…
Những Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đa Trơn Đảm Bảo Khỏe Mạnh.
Cây đa trơn có thể trồng bằng cách nhân giống hạt và rễ,
giâm cành. Nó là cây được trồng lâu năm và phải cắt tỉa định kỳ để có thế đẹp.
– Thay chậu cho cây đa: cách 2 – 3 năm. Vào đến cuối của
mùa xuân khi nhiệt độ ở khoảng 20 độ thì nên thay chậu. Đất trồng là hỗn hợp gồm
60% đất, 10% than bùn và 30% cát.
– Xén tỉa và giằng dây: tiến hành cắt giảm phần
trên của cây cùng lúc với việc thay chậu và xén tia hệ thống rễ. Ở những vùng
có khí hậu ôn hòa thì những thao tác này cần được làm dần dần từng bước. Phải bảo
quản cây trong ít nhất một tháng sau khi đã thay chậu cho cây thích nghi.
– Bón phân: cách 20 – 30 ngày từ mùa xuân cho đến mùa thu và
cách 40 – 60 ngày vào các thời điểm trong năm.
– Độ ẩm: Cây đa trơn ưa ẩm trung bình.