Nói đến vẻ đẹp tinh tế và sự sang trọng thì trong thế giới hoa không thể có loài nào so bì được với phong lan. Dù là chủng loại nào, phong lan cũng đều khiến cho người xem cảm thấy thu hút bởi sự bí ẩn và quyến rũ của nó.
Nếu bạn yêu thích phong lan rừng, đừng quên sưu tầm những loài lan đặc biệt dưới đây
Lan Thủy Tiên
Lan Thủy Tiên hay còn được gọi là cây Kiều hồng, lan Sơn Thủy
Tiên, chúng có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum. Đây là
loài thực vật thuộc họ lan Hoàng Lạp, được phân bố phổ biến ở nước ta từ khắp
các tỉnh thành từ miền Bắc đến miền Nam. Tuy nhiên lan Thủy Tiên chỉ phù hợp với
khí hậu lạnh, mát chứ không chịu được khí hậu nóng nực, vậy nên sẽ có nhiều nơi
không trồng được loài lan này.
Lan Thảo kèn
Có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum, thân cây khá lớn
so với các loại lan rừng khác, thường rủ xuống khi cây dần trưởng thành. Độ dài
trung bình của thân cây rơi vào 50-80cm. Loài lan rừng đẹp này nở hoa vào cuối
mùa đông hàng năm, nở theo chùm khá lớn, rất thơm và lâu tàn.
Lan trần tuấn
Thân cây cao 15 – 20 cm, có 4 -14 đốt, là dài 8 – 12 cm. Mỗi
bông to khoảng 4 – 5 cm. Hoa nở vào mùa xuân hàng năm, có màu trắng ở phần rìa
cánh hoa, càng vào tâm hoa càng có màu tím đậm.
Lan trầm tím
Được lai tạo giữa lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím nên loại
lan này có vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ. Có hương thơm nhẹ nhàng nên đây là một
trong các loại lan rừng nở vào dịp tết được săn đón bởi giới chơi hoa.
Lan giả hạc
Còn có tên gọi khác là lan Phi Điệp Tím, hoa chỉ nở hoa
trong vòng 7 – 10 ngày, khi tàn hoa vẫn còn hương thơm. Thời gian nở hoa thường
vào các dịp tết.
Lan ngọc điểm
Mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, loại Lan chịu
nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC.
Lan hoàng phi hạc
Thân dài 20 - 60cm, giả hành dài, đứng đôi khi hơi cong, phần
gốc nhỏ hơn phần trên, có luống rãnh màu vàng óng. Lá mềm và nhọn đầu, rụng lá
vào mùa Thu.Hoa to 6-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân
đã trụi lá. Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào
gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh.
>>> Xem thêm bài viết: Cây Hoa Linh Lan Có Nguồn Gốc Từ Đâu? Công dụng và ý nghĩa
Lan lòng tu lào
Thân cây lan Long Tu Lào nhỏ, tròn và dài khoảng 30 – 50cm,
rủ xuống sâu. Loài hoa phong lan đẹp này có bông hình tròn, các cánh hoa nhỏ và
dài ôm quanh nhụy hoa rất to và vàng rực.
Lan trầm vàng
Khi trưởng thành cây có kích thước khá nhỏ, lá to, dẹt và
dài. Hoa nở vào tháng 3 – 5 hàng năm. Bông hoa có độ lớn trung bình, màu vàng rực,
hơi bóng nhẹ ở phía trong cánh hoa và có màu nâu nổi bật ở nhụy hoa.
Lan trúc phật bà
Có hình thức đẹp nên được trồng nhiều trong nhà hoặc ngoài
vườn nhằm mục đích trang trí. Loài hoa lan rừng Việt Nam này nở từ cuối đông đến
vào xuân, hoa thơm, to từ 4 – 7 cm.
Lan giáng hương hồng nhạn
Lan Giáng Hương Hồng Nhạn sống phụ sinh, có thể cao đến 30
cm, tương đối nhiều lá, mỗi phiến lá dài khoảng 12 – 45 cm. Hoa mọc theo cụm,
chùm, gắn vào một nhánh của cây, dài ít nhất ngang tầm lá. Khi nở sẽ có màu tím
nhạt phai dần từ cánh hoa đến nhụy.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan hạc vỹ
Kỹ thuật trồng
Chuẩn bị
Thời điểm: Thời điểm phù hợp nhất cho việc mua cây lan để trồng
vào cuối mùa thu đầu mùa đông.
Môi trường: Đây là loài cây ưa sáng, chúng thích hợp trồng ở
những nơi khô ráo thoáng mát với độ ẩm khoảng 60%, ánh sáng khoảng 70%.
Chọn cây giống: Nên chọn những cây lan hạc vỹ ở giai đoạn
chưa phát triển mầm mới, có phần thân màu xám bạc lá vàng và bắt đầu rụng lá là
hợp lý nhất, chọn những cây lan khô ráo không bị ướt hay ẩm.
Giá thể: Bạn nên chọn giá thể loại gỗ lũa hoặc gốc nhãn bởi
vì loại giá thể này sẽ đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về nước và độ thoáng cho
rễ cây.
Khi sử dụng giá thể gỗ trước khi trồng bạn cần phải xử lý
giá thể trước, bằng cách ngâm trong nước và nước vôi loãng để khử trùng hết mầm
bệnh.
Cách trồng
Bạn cần phải cắt và loại bỏ hết những rễ dập và rễ già trước
khi ghép vào giá thể, chỉ để lại khoảng 2 – 3cm rễ và ngâm chúng trong thuốc
physan khoảng 20 phút để diệt trừ mọi nấm bệnh.
Sau đó, bạn vớt ra rồi treo ngược trong khoảng từ 3 – 5
ngày.
Tiếp đến, bạn tiến hành ghép lan hạc vỹ, một tay bạn đặt cây
vào vị trí cần ghép và tay còn lại cầm phần rễ lan, sau đó bạn sử dụng súng bắn
ghim bằng thép hình chữ U vào gỗ bằng cách sử dụng những đinh ghim để đảm bảo sự
chắc chắn. Bạn nên giữ 1/3 – 1/5 tổng số rễ rồi bạn cố định lại một lần nữa để
cây không bị lay là được.
Sau khi ghép lan hạc vỹ xong bạn nên để cây khô khoảng một
tuần đầu tiên và không tưới nước làm cho vết thương của cây được lành.
>>> Xem thêm bài viết: Danh sách các loại cây cảnh để bàn phong thủy
Kỹ thuật chăm sóc
Nước tưới
Bạn nên tưới nước ở dạng phun sương để cung cấp độ ẩm cho
cây và không nên tưới nước quá nhiều vì làm cho cây bị ảnh hưởng.
Bạn nên treo cây ở những nơi thoáng mát và bên dưới nền bạn
cũng cần cấp ẩm để tăng độ ẩm cho cây được mát mẻ.
Bón phân
Vào giai đoạn cây mọc mầm và chưa ra rễ mới, bạn chưa nên
bón phân bởi vì cây vẫn đang quá trình hút chất dinh dưỡng đã tích lũy được ở
trong thân cũ để ra mầm, và mầm lan khi còn non rất dễ bị thối do đọng nước bên
trong.
Sau một thời gian khi cây đã ra rễ mới, bạn nên bón phân NPK
30-10-10 cho cây, hòa tan 1gr/4 lít nước và phun đều lên hết thân cây, bón phân
với tần suất 1 tháng/1 lần. Nhưng từ tháng 10 trở đi bạn không bón phân cho cây
mà hãy để cây tự nuôi vì đây là giai đoạn cây nghỉ ngơi.
Phòng trừ sâu bệnh
Mặc dù là loại lan rừng nên lan hạc vỹ có sức đề kháng mạnh
mẽ nhưng cây vẫn thường bị một số bệnh. Cho nên, để đề phòng cây bị bệnh bạn
nên phun thuốc phòng định kỳ với hỗn hợp Ridomil gold+ Alitte+ regan với tần suất
15 ngày/lần.
Ngoài ra, bạn cần chăm sóc và thường xuyên quan sát, kiểm
tra cây để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, để đưa ra những biện
pháp phòng trừ cho cây mang lại hiệu quả nhất.