Giới thiệu cây thằn lằn
Cây thằn lằn hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau
như cây vảy ốc, cây vẩy ốc, cây trâu hổ, là loại cây trầu cổ có tên khoa học là
Ficus Pumila. Cây thằn lằn được trồng rộng rãi với mục đích leo tường đem lại
tính thẩm mỹ cao cho bức tường nhà bạn.
Đặc điểm cây thằn lằn
Cây thằn lằn là loại cây thuộc họ Moraceae (họ dâu tằm), là
loại cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như: Nhật Bản, Trung Quốc hay
Indonesia. Cây thằn lằn thích hợp với khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng tốt trong điều
kiện khí hậu của Việt Nam.
Cây thằn lằn (cây vẩy ốc) là loại cây dây leo, có chiều
cao từ 3 – 5m, thân cây phân thành nhiều nhánh khác nhau, rễ cọc bám chặt và
lan rộng ra khắp bề mặt. Trên thân cây có chứa lớp mủ màu trắng.
Lá cây thằn lằn có kích thước từ 3 – 5cm, thuộc loại lá đơn,
mọc so le quanh phần thân cây. Lá có hình trái tim gần giống với vảy ốc, trên mặt
lá có chứa nhiều lông con nên bạn sẽ có cảm giác nhám khi chạm vào lá. Lá cây
khi mới mọc thường có màu đỏ tía và dần chuyển xanh đậm hơn khi về già, trên lá
lộ rõ đường gân trắng.
Cây vẩy ốc leo tường có tạo trái, tuy nhiên rất hiếm gặp,
trái thằn lằn thường tròn, dài và có màu xanh. Cây thằn lằn là loại cây sinh
trưởng tốt trong điều kiện môi trường ẩm, khí hậu mát mẻ. Nhờ vào bộ rễ cọc
phát triển cùng dây leo thằn lằn nên thường được trồng ở những nơi như cột cổng
nhà, bờ tường đem lại giá trị thẩm mỹ cao.
Nhờ vào đặc điểm khác nhau mà cây vảy ốc bám tường được chia
thành nhiều loại khác nhau: cây vảy ốc xanh, cây vảy ốc đỏ, cây thằn lằn đá,
cây thằn thằn cẩm thạch,… Trong đó cây thằn lằn cẩm thạch được nhiều người ưa
chuộng bởi màu sắc của lá (lá có màu hồng khi non và chuyển sang màu trắng hoặc
xanh khi về già) và là loại cây leo tường dễ chăm sóc, có thể trồng trong chậu
để đem đến không gian thoáng mát, xinh đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Mang ý nghĩa phong thủy tốt
Cây thằn lằn (cây vẩy ốc) với phần rễ cọc phát triển, bám chắc
và lan rộng giúp đem đến ý nghĩa về sức mạnh trường tồn, sự gắn kết, gắn bó của
các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, còn là sự sinh sôi nảy nở, phát triển
không ngừng nữa đấy.
Tác dụng của cây thằn lằn
Cây leo giàn này có tác dụng làm xanh mát không gian sống. Nhất là với những căn hộ hướng Tây, sự bao phủ của loại cây này sẽ làm lượng bức xạ nhiệt mặt trời chiếu thẳng vào tường nhà giảm, khiến không gian bên trong nhà đỡ oi bức hơn. Không chỉ thế cây thằn lằn còn giúp giảm bụi và tiếng ồn.
Dây thằn lằn bò có khả năng bám và sinh trưởng tốt trên rất
nhiều bề mặt khác nhau như sàn nhà, đá, gỗ, tường nhà… Nó tạo nên một thảm xanh
vô cùng độc đáo như một khu vườn đứng, mang đến một không gian hoài niệm, cổ
kính rất riêng.
Quả thằn lằn vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố
tinh, thông sữa; dùng làm thuốc bổ chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu
ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang
(lòi dom), tắc tia sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết,
giải độc; dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc ung nhọt và kinh nguyệt không đều.
Lá vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa viêm
khớp xương, nhức mỏi chân tay, ngã, tổn thương
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây thằn lằn (luôn xanh tốt)
Được đánh giá là cây dễ trồng, khả năng phát triển tốt nhưng
không phải ai cũng nắm được thông tin này. Các bạn hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn
các bước trồng và chăm sóc.
Bước 1: Thực hiện nhân giống
Thằn lằn được trồng từ hạt, các bạn chọn hạt tại các cơ sở
giống cây uy tín hoặc các chợ hoa cây cảnh. Lựa hạt chắc khỏe, để giảm nguy cơ
mắc sâu bệnh về sau.
Bên cạnh trồng từ hạt, cây thằn lằn cũng có thể được nhân giống
bằng phương pháp giâm cành. Chọn những cành bánh tẻ, có chồi lá xanh tốt. Cắt
những đoạn 20 đến 30cm để làm cành giâm.
Tiếp đến, chuẩn bị những chậu nhỏ chứa đất ẩm và cắm cành
giâm vào. Giữ ẩm đất hàng ngày để cành phát triển rễ. Đặt chậu ở nơi thoáng
gió, có nhiều ánh sáng. Tránh đặt ở vị trí chịu ánh nắng mặt trời trực tiếp cả
ngày, cũng như không tưới quá nhiều nước dẫn đến cành giâm bị thối úng.
Bước 2: Tiến hành trồng cây
Sau một thời gian cành giâm ra rễ và phát triển lá non mới,
bạn có thể đưa chúng ra vườn hoặc trồng ở chậu mới lớn hơn. Cây thằn lằn thích
nghi với nhiều loại đất trồng, nhưng để cây phát triển nhanh thì nên chọn loại
đất tơi xốp, chứa nhiều dinh dưỡng.
Một lưu ý nhỏ là khi trồng cây thằn lằn leo tường,
dẫn đến tình trạng tường có thể xuất hiện những vết rễ cây bám. Tuy nhiên, điều
này cũng dễ khắc phục bằng cách cạo sạch và sơn một lớp sơn mới phủ lên sau khi
bạn không còn muốn trồng loại cây này nữa.