Tìm hiểu về cây tùng la hán phân loại, công dụng và ý nghĩa

Sianguyen
0

Tìm hiểu về cây tùng la hán

Tên thường gọi: Tùng La Hán

Tên gọi khác: La Hán Tùng, Vạn Niên Tùng, Tùng Vạn Niên, Cây thông La Hán, Cây La Hán

Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus

Tên tiếng Anh: Podocarpus chinensis

Họ: Podocarpaceae (thông tre)

Nguồn gốc xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc

Phân bố ở Việt Nam: trên khắp cả nước

Ở Việt Nam, khi cây du nhập chủ yếu được trồng cảnh ở những gia đình thượng lưu, giàu có, hiện nay nhờ công nghệ nhân giống mà giá bán cây tùng la hán rẻ hơn nhiều và phổ biến với đại chúng hơn, cây được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam.

Với hình dáng bắt mắt cùng thế cây độc đáo, cây tùng la hán là một trong những loại cây bonsai được giới nghiên cứu và sành chơi cây cảnh phong thủy ưa chuộng.

Đối với chậu cây tùng nhỏ trồng theo kiểu để bàn thường là những cây con nhỏ trồng chung với nhau, mang lại sự mới lạ, phong cách, giúp gia đình luôn yên vui, ấm no và hạnh phúc.

Tùy vào nguồn gốc khác nhau nên Vạn Niên Tùng cũng được chia thành nhiều loại, ở Việt Nam thường phổ biến nhất là Vạn Niên Tùng Đài Loan, Vạn Niên Tùng La Hán và Vạn Niên Tùng kim cương.


>>> Hoa phi yến là loài hoa gì? Ý nghĩa của hoa phi yến

Phân loại cây tùng la hán

– Tùng la hán Bắc : Lá dài và mỏng, mắt lá rất thưa so với tùng Nam.

– Tùng la Hán Nam : Lá dài hơi to ngang, dày hơn chút, mắt lá khít hơn Tùng Bắc.

– Tùng La Hán lưỡi chim : Lá hơi cong về phía sau, đuôi lá hơi nhọn, kích thước lá bằng khoảng 2/3 tùng la hán Nam, mắt lá khít, nhìn nhuyễn và mềm mại.

– Tùng la hán Đài Loan: Lá dài, to ngang hơn tùng việt, đầu lá tròn chứ không nhọn, dày, đầu lá non ra như bông cúc, màu lá hơi nhợt (nhạt).

– Tùng la hán Đài Loan lá nhỏ: tương tự lá tùng la hán Đài Loan nhưng ngắn và chỉ to bằng phân nửa loại lớn, đầu búp non mọc chùm chùm

như tia chiếu của kim cương nên có nơi gọi là tùng kim cương.

Ngoài các Tùng trên, trong mỗi loại còn chia ra làm 2 loại là Đực và Cái.

Tùng Cái thì có hoa và quả thì ra như ông sư La Hán ngồi tụng kinh nên gọi là Tùng La Hán.

Công dụng cây Tùng La Hán

Tùng La Hán là loài cây đẹp, có sức sống tốt, dễ chăm sóc.Cây được sử dụng để trồng làm cảnh sân vườn, cảnh quan nhà máy,

công viên, biệt thự, dọc lối đi, dải phân cách…

Tùng la hán có hoa không?

Hoa tùng la hán xòe nón và nở vào khoảng tháng 5 hàng năm. Đây là loại cây mọc hoa đơn tính có cả hoa đực và hoa cái. Trong đó hoa cái có đài hoa to, phía dưới có 4 vảy dạng tuyến trông khá đặc biệt. Hoa tùng la hán có dạng hình cọc, màu trắng đục và có sợi.

Quả của cây màu đỏ, nhìn có phần giống tượng la hán rất đặc biệt. Đây là loại quả ăn được và có vị chua, thơm ngọt nhiều dinh dưỡng..

Ưu điểm của cây tùng la hán

– Tốc độ sinh trưởng của cây vạn niên tùng tương đối nhanh. Cây sinh trưởng tốt, ưa khí hậu mát mẻ, ấm áp.

– Cây tùng La Hán là loại cây dễ nhân giống, cắt cành.

– Trồng cây tùng La Hán lâu năm trong vườn sẽ giúp làm sạch môi trường xung quanh bạn. Cây mang không khí mát mẻ từ sân vườn vào nhà. Tạo cảm giác thư thái, thư thái, đầu óc minh mẫn cho cả gia đình.

– Cây tùng La hán thuộc loại cây có tuổi thọ cao. Cây có thể sống hàng trăm năm. Thân cao cứng cáp, tán vững chắc, phủ đầy lá xanh ẩn hiện ra vẻ huyền bí. Gốc cây bụ bẫm, rắn chắc theo thời gian.

– Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc cây, vì cây rất dễ chăm sóc. Cây dễ thích nghi nên bạn có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau. Nhưng đủ ánh sáng cây sẽ phát triển tốt hơn.

– Lá hình kim, xanh quanh năm, ít rụng lá. Kích thước lá to, nhỏ, dài ngắn khác nhau, mọc thưa thớt xen kẽ. Lá đẹp thích hợp làm bonsai, bonsai.

>>> Danh sách các loại cây cảnh đẹp dễ trồng hiện nay

Kỹ thuật trồng

Cây tùng la hán có nhiều kỹ thuật trồng khác nhau, tuy nhiên hiện nay có hai kiểu trồng chính cho loại cây này là trồng theo kiểu bonsai hoặc trồng trong chậu kiểng trong các công trình.

Bình thường, loài cây này được trồng theo phương pháp cắt cành, sau đó phát triển nhánh cây mới và khi cây cao khoảng độ 80cm thì bạn thay chậu hoặc trồng trong đất mới.

Kỹ thuật chăm sóc

Về đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, nếu cây trồng trong chậu thì phải bón phân thường xuyên để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển.

Về nước tưới: Bạn nên tưới nước 3 - 4 ngày một lần để cây có đủ lượng nước để phát triển, không nên tưới nước quá nhiều có thể khiến rễ cây bị úng nước.

Cắt tỉa: Cần cắt tỉa định kỳ mỗi tháng một lần, điều này vừa có thể giúp giữ thẩm mỹ cho cây vừa làm cho cây không bị sần sùi và khô ráp.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: