Cây hoa giấy hay có tên gọi khác là cây bông giấy, móc diều. Là 1 trong những cây hoa nở đẹp và rực rỡ cây được lựa nhiều để trồng làm cây cảnh trang trí tại cổng hay hiên nhà.
Cây hoa giấy là cây gì?
Cây hoa giấy thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy (danh
pháp khoa học: Bougainvillea) là một chi trong thực vật có hoa bản
địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và
về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Cây hoa giấy là
các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm,
bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt
Nam, Malaysia, Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải,
Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.
Một số loài hoa giấy được công nhận là loài hoa chính
thức của các đảo như Grenada, Guam, các huyện Liên Giang và Bình Đông ở Đài
Loan; Ipoh, Malaysia và của các thành phố như
Tagbilaran, Philippines, Camarillo, California, Laguna Niguel,
California và San Clemente, California.
Đặc điểm hình thái thực vật
Sở dĩ cây có tên là hoa giấy là vì cánh hoa mỏng như tờ giấy.
Cụ thể đặc điểm hình thái cây như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây:
Bông giấy là cây thân leo dạng gỗ, thuộc họ thân bụi. Chiều
cao trung bình từ 1 – 12m. Thân cây có nhiều cành nhánh và vươn khá dài. Có thể
bò lên các loại cây khác hoặc giàn bằng các vai hình móc.
Lá cây hoa giấy mọc so la, lá đơn có hình trứng, thuôn về
phía đỉnh, đầu lá nhọn. Chiều dài lá từ 4 – 13cm, rộng khoảng 2 – 6cm, cuống lá
cong. Bông giấy trồng ở miền Bắc thường rụng lá và mùa Thu và Đông. Còn tại miền
Trung và miền Nam, cây xanh quanh năm.
Hoa giấy mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 3-5 bông, thường
nở vào tháng 11 đến tháng 6, có nhiều màu như màu trắng, màu đỏ, màu tím,… Các
cánh hoa mỏng manh, xếp chặt vào nhau bao quanh phía ngoài là phần 3 – 6 lá
xanh. Cây hoa giấy có quả, dạng quả bế hẹp, có 5 thùy.
Hoa giấy là cây rễ chùm, chia nhiều cành nhánh. Rễ có thể
bám vào tường, lan rộng dưới đất cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc biệt
cho giống cây hoa công trình này.
Đặc điểm sinh trưởng của cây
Loại cây này thích hợp trồng ở những vùng khí hậu nóng ẩm,
là cây ưa sáng và ưa ẩm. Hoa giấy rất dễ rụng lá, rụng bông nếu không nhận đủ
ánh sáng và lượng nước. Đó là vì sao, vào mùa Thu và mùa Đông ở miền Bắc, cây
thường trụi lá.
Các loại cây hoa giấy
Chi hoa giấy cũng có tới 18 loại khác nhau. Cây bông giấy được trồng phổ biến ở Việt Nam bao gồm những loại sau đây:
Giống hoa giấy Mỹ
Cây cho ít hoa hơn những loại cây khác nhưng hoa lại to hơn,
màu hồng đậm và lâu tàn. Hoa nở thành chùm nhỏ, lá cây cũng khá nhỏ nhắn xinh xắn,
cuống ngắn, xếp sát nhau. Cây hoa giấy thân gỗ cực khỏe, được người ta sử dụng
làm cây bonsai uốn thế cực đẹp.
Hoa giấy Thái Lan
Loại cây bông giấy này cho nhiều hoa, cánh nhỏ, hoa lâu tàn,
thường có hai màu chính là màu đỏ và màu hồng. Cây phù hợp với điều kiện thời
tiết ở nước ta nên thường được trồng nhiều để làm hàng rào, trồng công trình,
bonsai…
Hoa giấy Cẩm Thạch
Đây là giống cây khá quý, được dân chơi cây cảnh “săn lùng”.
Điểm đặc biệt của cây chính màu sắc của lá. Lá non có màu trắng hồng rất đẹp,
khi lá già sẽ chuyển sang màu trắng xanh như màu đặc trưng của đá. Thân cây nhỏ
nhưng rất nhiều cành, khả năng leo bám rất tốt. Hoa thường có màu hồng sậm hoặc
đỏ rất thu hút ánh nhìn.
Tuy nhiên, giống hoa giấy này khá khó chăm sóc. Nếu ghép cây
lên giống khác thì khả năng sống sẽ cao hơn và cũng dễ chăm sóc hơn.
Hoa giấy Vạn Hoa Lầu
Cây cho nhiều hoa, cánh to, bền lâu, thường có hai màu chính
là màu tím và màu đỏ. Đây cũng là giống cây khá thịnh hành ở Việt Nam, nó được
trồng làm cây bonsai, cây trang trí hoặc che chắn.
Cây hoa giấy ghép màu
Giống này còn được gọi là hoa giấy tam sắc hay cây hoa giấy
ngũ sắc. Cây được lai tạo giống hoặc cắt ghép từ nhiều cây hoa giấy có màu khác
nhau trên cùng một gốc. Cây hoa có màu sắc vô cùng rực rỡ như hồng, đỏ, cam, trắng,
phớt hồng, tím,….nên vô cùng lung linh và thu hút gì xuất hiện ở bất cứ đâu.
Ý nghĩa, lợi ích cây hoa giấy
Ý nghĩa phong thủy
Đặc điểm hình dáng của cây hoa giấy như đã phân tích ở trên
là cây dạng leo, có nhiều cành nên trông rất xum xuê chính vì vậy mà trong
phong thủy, loại cây này tượng trưng cho sự đủ đầy, chở che, hạnh phúc vẹn
tròn. Cây hoa giấy có hoa mang nhiều loại màu sắc tươi sáng nên còn tượng trưng
cho những may mắn, phát tài, phát lộc cho gia đình. Ngoài ra, theo quan niệm
dân gian thì hoa giấy có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn điềm xấu.
Ý nghĩa trong tình yêu
Cây hoa giấy mang vẻ đẹp giản dị, thanh thuần và sức sống
mãnh liệt trong điều kiện khắc nghiệt nên trong tình yêu loài cây này mang ý
nghĩa tình yêu giản dị, bền lâu và chân thành.
Ý nghĩa về màu sắc hoa giấy
Cây hoa giấy có rất nhiều màu sắc, mỗi màu sắc sẽ mang một ý
nghĩa đặc biệt của riêng nó, cụ thể:
Hoa giấy màu đỏ: Thể hiện tính cách cương quyết, mạnh mẽ,
khát vọng vươn lên.
Hoa giấy màu hồng: Biểu tượng cho vẻ đẹp nhẹ nhàng, nữ
tính và chút trữ tình.
Hoa giấy màu tím: Vốn dĩ màu tím là màu đặc trưng của sự
thủy chung nên hoa giấy màu này rõ ràng biểu tượng cho sự thủy chung và tạo nên
một vẻ đẹp lãng mạn thu hút mọi ánh nhìn.
Hoa giấy màu trắng: Là biểu tượng cho sự tinh khiết,
thanh thuần.
Ngoài ra, bạn còn có thể chọn màu sắc cây hoa giấy dựa vào mệnh
của gia chủ, bạn hãy chọn những màu sắc may mắn cho mệnh của mình là được nhé
(ví dụ: người mệnh kim có thể chọn màu sắc phong thủy của
hoa giấy tương sinh là màu vàng).
4 Lợi ích của hoa giấy
Cây hoa giấy được trồng ở nhiều nơi và có nhiều lợi ích
trong cuộc sống của chúng ta như: Trồng để làm cây bonsai; trang trí cảnh
quan nhà,… Cụ thể là:
Trồng làm cây bonsai
Với những người yêu thích nghệ thuật và đam mê cây cảnh thì
cách trồng này rất phù hợp bởi cây hoa giấy là dạng cây leo, có nhiều cành nên
rất dễ tạo dáng. Ngoài ra, màu sắc của cây hoa giấy cũng đa dạng nên bạn có thể
tạo ra những cây bonsai rất đẹp.
Trang trí cho cảnh quan ngôi nhà bạn
Cây hoa giấy được trồng phổ biến ở tất cả các miền bởi nó rất
dễ trồng, dễ chăm và có sức sống dẻo dai. Đối với các gia đình, họ thường trồng
cây hoa giấy để tạo thêm bóng mát hoặc tô điểm cảnh quan của ngôi nhà thêm ấn
tượng, gần gũi thiên nhiên như trồng thành giàn trước cổng nhà, trồng ở trong
vườn,...
Trang trí cho các công trình cảnh quan đô thị
Với đặc tính là loài cây dễ uốn thành nhiều kiểu (dạng vòm
hoặc trồng thành dải rồi cắt tỉa,...) và khả năng thích nghi, chịu được điều kiện
khắc nghiệt nên cây hoa giấy thường được trồng trong nhiều cảnh quan của đô thị
(trồng từng cây trên dải phân cách, vỉa hè,...).
Cách trồng cây hoa giấy ra hoa đẹp nhất
Thời điểm trồng
Mặc dù cây hoa Giấy có thể ra hoa quanh năm, tuy nhiên thời
điểm trồng cây lý tưởng nhất nên vào tháng 4 hoặc tháng 9, bởi giai đoạn này
tương đối mát mẻ và dễ chịu, lại tránh được thời điểm nóng nhất trong năm từ
tháng 6 đến tháng 8.
Lựa chọn đất trồng
Nên lựa chọn đất có độ tơi xốp cao cùng khả năng thoát nước
tốt nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Đất mùn chính là
loại đất phù hợp cho sự phát triển của cây. Bạn có thể pha đất mùn thêm với một
ít cát, mùn cưa hoặc phân chuồng ủ mục để gia tăng hàm lượng dinh dưỡng giúp
cây phát triển.
Lựa chọn giống hoa
Thường thì người ta trồng cây hoa Giấy mới bằng phương pháp
giâm cành, tức là sử dụng cành có sẵn từ giống cây khỏe mạnh để giúp cây tiếp tục
sinh trưởng và phát triển. Bởi việc trồng hoa Giấy từ hạt giống sẽ mất rất nhiều
thời gian. Bạn chỉ cần chọn lựa một cành hoa khỏe mạnh, độ dài từ 20-30cm, có
khoảng 3-5 mắt trở lên để làm cây giống mới là được.
Trồng cây trong chậu
Sau khi bạn đã chọn được cành giống khỏe mạnh từ một cây gốc,
hãy cắt vát phần đầu gốc khoảng 30 đến 45 độ, sau đó bôi vôi để phòng ngừa nấm
bệnh. Phần ngọn bạn hãy lấy một túi nilon để buộc lại nhằm giữ ẩm và hơi nước
trong cành không bị bay hơi. Cuối cùng, đem cành hoa đã chuẩn bị giâm xuống đất
ngập khoảng 10cm, luôn tưới nước và giữ ẩm cho đất để cành có thể phát triển tạo
cây mới.
Tưới nước
Chỉ cần duy trì đủ lượng ẩm cho đất trồng, không nhất thiết
phải tưới đẫm, bởi điều đó có thể khiến cây dễ bị úng nước. Tốt nhất bạn chỉ cần
tưới khoảng 2 lần/tuần, có thể gia tăng số lần tưới nếu thời tiết trở nên nóng
nực khi vào mùa hè.
Bón phân
Do cây hoa Giấy có khả năng sinh trưởng dễ dàng và mau
chóng, cho nên nếu đất trồng ban đầu bạn lựa chọn đã đạt chất lượng dinh dưỡng
tốt thì không cần thiết phải bón phân cho cây. Tuy nhiên bạn hãy bón lót cho
cây ít nhất 1 lần/năm nhằm duy trì chất lượng đất được tốt nhất cũng như tránh
việc cây phát triển quá mạnh nếu bón quá thường xuyên.
Cắt tỉa
Để tránh việc cây hoa Giấy của bạn phát triển quá nhanh và
leo bám lung tung, việc cắt tỉa bớt cành lá là điều cần thiết để giúp tạo dáng
và định hình thế leo bám cho cây. Sau mỗi đợt hoa nở xong, bạn hãy cắt ngắn bớt
cành lá đi một chút, điều này sẽ giúp cây phát triển và nở hoa tốt hơn vào đợt
tới. Nên nhớ đeo găng tay trước khi tiến hành cắt tỉa bởi cây hoa Giấy có nhiều
gai nhỏ và có thể gây kích ứng trên da nếu đâm phải.
Đổi chậu mới
Cây hoa Giấy phát triển rất nhanh chóng, do đó bạn cần phải
thay đổi chậu cho cây nhằm không cản trở quá trình sinh trưởng tiếp theo. Tốt
nhất nên thay chậu mỗi năm 1 lần để rễ cây có đủ sự thông thoáng.
Tạo dáng cho cây
Với những người chơi cây cảnh, nhất là cây hoa Giấy bonsai
thì việc tạo dáng đẹp cho cây là vô cùng cần thiết. Hãy sử dụng các cọc gỗ và
dây thép để cố định dáng của cây trong giai đoạn cây non phát triển. Dùng tay uốn
cong các cành cây hoa để tạo hình theo đúng ý của bạn. Sau vài năm khi cây hoa
Giấy đã có dáng đúng như mong muốn, hãy bỏ đi các cọc và dây thép cố định ban đầu.