Cây thông đất có tên gọi khác: Thạch tùng răng cưa, thông dùi khô, tùng thân gập, cây râu rồng, cây teo não.
Danh pháp sinh học: Lycopodiella Cernua.
Họ sinh học: Thạch tùng (Lycopodiaceae).
Phân loại thực vật: Có nhiều loại thạch tùng giống cây thông
đất trong tự nhiên, tuy nhiên chỉ có một loại chữa bệnh teo não được đó là loại
gần giống cây thân, mọc sát đất nên được gọi với cái tên là “cây thông đất”.
Tính vị: Vị đắng, cay, có tính hàn và không độc.
Quy kinh: Bồi bổ khí huyết trong Đông y, khu phong khử thấp,
khu phong chỉ khái, chỉ huyết an thai, trấn khái, thư cân hoạt huyết, thu liễm
chỉ huyết và lợi niệu.
Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học nghiên cứu được rằng
các hoạt chất Huperzine A trong cây thông đất có tác dụng tác động trực tiếp và
tăng cường lên hệ thần kinh. Ngoài ra, cây thuốc này còn chứa nhiều hoạt chất
có lợi cho hệ thần kinh như: Physostigmine và Galantamine. Hoạt chất này có khả
năng làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Mô tả hình ảnh cây thông đất
Cây thông đất rất dễ nhận biết, nó giống như rong, có độ cao
khoảng 50cm và mọc dưới mặt đất. Lá thông đất nhỏ, độ dài khoảng từ 7 mm đến
15mm, rộng khoảng 5 mm. Lá có màu xanh, có hình vảy, nhiều gai xếp vòng quanh
nhánh cây. Đây là loại thực vật không có hạt và hoa, cây lớn lên nhờ các bào tử
được tạo ra ở nách lá.
Đặc điểm nhận biết cây thông đất
Các nhà thực vật học cho biết cây thông đất là loại thảo dược
sống lâu năm, các đặc điểm cụ thể của thông đất đó là:
Thân thảo.
Cao trung bình khoảng 20 - 50cm.
Rễ thông đất màu nâu, mọc sâu dưới đất.
Thông đất thường mọc bò ngang lúc còn nhỏ vì phần rễ cây còn
non.
Khi thông đất phát triển mạnh mẽ, cây sẽ tạo thành trụ để
bám vững đứng thẳng lên.
Cây thông đất trị được bệnh gì?
Trong cây thông đất có chứa hoạt chất quý là Huperzine A có
công dụng chữa các bệnh liên quan đến não bộ, hệ thần kinh và một số bệnh lý
thường gặp như:
Phòng ngừa teo não;
Suy giảm trí nhớ;
Sa sút trí tuệ;
Bệnh Alzheimer ở những người cao tuổi;
Điều trị bệnh gan;
Đau nhức xương khớp.
Cây thông đất mọc ở đâu?
Cây mọc trên thân cây có rêu, trên đá vùng núi cao ở Bắc bộ
và Trung bộ. Người ta thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rồi đem phơi khô.
Tính vị và tác dụng của cây thông đất:
Vị đắng, tính hàn, không độc; có tác dụng thanh nhiệt phá
huyết, tiêu thũng chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Theo y dược Trung Quốc cây được dùng trị sốt cao, đau đầu,
ho, tiêu chảy, thũng độc, trật đả tổn thương và rắn cắn.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Người ta sử dụng toàn bộ cây Thông đất để làm thuốc.
Dược liệu được thu hái vào mùa hè thu. Sau khi hái về rửa sạch đất cát, rồi đem
phơi khô dùng dần. Cất giữ thuốc nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh những
nơi ẩm thấp, mối mọt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào làm hư hại
thuốc.
>>> Xem thêm khuôn chậu đẹp: https://khuonchaucanh.com.vn/
Tác dụng phụ
Cây thông đất là dược liệu quý hiếm có tác dụng chủ trị nhiều
bệnh lý nhưng chúng chứa một lượng độc tố nhỏ như Nicotin và Alcaloid. Vì vậy,
nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến
chức năng của gan và có thể gây nôn ói. Đồng thời, để giảm thiểu tác dụng phụ
không mong muốn có thể xảy ra, trong quá trình sử dụng cây thông đất điều trị bệnh,
người bệnh nên kiêng chất kích thích.
Cây Thông Đất và cách sử dụng:
Uống 5-10 gam mỗi ngày (kết hợp với các vị thuốc khác phù hợp
với loại bệnh cần chữa trị).
Cây mọc trên thân cây có rêu, trên đá ở vùng núi cao Bắc bộ
và Trung bộ. (Ảnh từ Internet)
Riêng với căn bệnh Alzheime,r cần dùng khoảng 6 tháng thì
trí nhớ, khả năng vận động, sức khỏe bệnh nhân mới có chuyển biến khả quan.