Cách trồng cây hồng môn trong đất và thủy sinh

Sianguyen
0

Đặc điểm của cây Hồng Môn

Cây Hồng Môn gồm 3 loại chính: đại Hồng Môn, trung Hồng Môn, và tiểu hồng môn. Trong đó Đại hồng môn là hoa màu đỏ đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Hoa hồng môn có màu sắc khá phong phú: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt…Sau đây là cách chăm sóc cây hồng môn cực đơn giản tại nhà để có những chậu hồng môn như ý.

Muốn chăm sóc cây Hồng Môn thì trước hết cần hiểu rõ đặc điểm của cây. Hồng Môn có vẻ ngoài dễ nhận dạng bởi lá cây và hoa đều có hình giống như trái tim. Màu lá xanh đậm, bóng đẹp. Hoa hồng môn có màu đỏ tươi hoặc đỏ hồng. Hoa có hình trái tim giống lá chỉ khác ở màu sắc và phần nhụy hoa vàng tươi. Cây hồng môn cũng kết quả sau khi hoa tàn. Quả của loài cây này khá mọng.

Ngoài ra, Hồng Môn cũng là một loài cây nằm trong danh sách các loài thực vật lọc khí độc. Theo nghiên cứu của NASA, chúng có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ các loại khí độc formaldehyde, xylene. 

Thân cây Hồng Môn khá ngắn, mọc thành bụi, cành lá mọc liên tục. Lưu ý là tất cả các bộ phận của cây Hồng Môn đều chứa các độc tố như saponin và các tinh thể oxalat canxi. Nếu ăn phải, có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng và rối loạn dạ dày nhẹ. Nhựa cây của cây Anthurium có thể gây kích ứng da, làm phát ban và rộp mụn nước. Chính vì thế, cần đặt cây Hồng Môn trên cao, xa tầm với của trẻ nhỏ.

Cây có độc không?

Có! Vì thực vật có canxi oxalat, nó có thể gây sưng niêm mạc và kích ứng da nếu ăn phải. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có nuôi một chú mèo, chó hoặc trẻ em, thì hãy hết sức cẩn thận. Nếu vật nuôi của bạn ăn phải cây và bạn nhận thấy bất kỳ tình trạng nào nêu trên, hãy liên hệ với bác sĩ thú y thường xuyên của bạn ngay lập tức.


Cách trồng cây Hồng Môn trong đất

Chọn đất

Cây Hồng Môn không quá kén đất, phát triển được ở các loại đất khác nhau, từ đất cát đến đất sét nặng. Tuy nhiên, cây cần một loại đất hữu cơ cao với khả năng thoát nước tốt để ngăn chặn sự thối rữa của thân và rễ. Do đó, thích hợp nhất vẫn là trồng cây Hồng Môn trong đất thịt pha xơ dừa, trấu hun, gỗ nửa mục hoặc bã mía. Đồng thời, nếu trời lạnh thì nên phủ rơm trên mặt đất để cây chống chọi với thời tiết.

Tưới nước

Cần tưới nước cho cây Hồng Môn ngay sau khi trồng. Nên đợi đất trong chậu khô hoàn toàn hẵng tưới nước, với một lượng vừa ướt đất. Không tưới quá nhiều nước vì có thể gây tổn thương rễ và úng vàng lá. Thông thường tưới 2 lần/tuần vào mùa hè và 1 lần/tuần vào mùa đông.

Cung cấp ánh sáng

Cây cần ánh sáng gián tiếp hoặc ánh nắng nhẹ buổi sớm trước 10h. Nếu trồng cây trong nhà nên đặt chậu tại nơi ban công, cửa sổ. Chúng ta cũng có thể bật đèn huỳnh quang để cho cây ra hoa đẹp hơn. Tránh đem cây phơi nắng gắt vì sẽ dẫn đến cháy lá và hoa.

Bón phân

Người trồng cây Hồng Môn nên sử dụng phân phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước để tưới cho cây, khoảng 1 tuần một lần. Ngoài việc tưới phân NPK, bạn cũng nên bổ sung thêm phân bón lá, B1 cho cây Hồng Môn.

Tỉa lá, cành

Cây không phát triển về chiều cao nhiều lắm nhưng mọc cành lá rất nhanh. Người trồng cây Hồng Môn cần loại bỏ những cành lá héo khô và những bông hoa phai màu hoặc nâu. Đồng thời, cây Hồng Môn trồng đất dễ phát triển sâu bệnh, nên tỉa lá, cành cũng là cách để phòng ngừa. Trong quá trình đó, chúng ta có thể kết hợp lau lá và vệ sinh bề mặt đất để sâu bọ không trú ngụ.

>>> Ý nghĩa phong thủy của cây Ngọc Ngân thủy sinh, cách trồng và chăm sóc

Cách trồng cây Hồng Môn trong nước

Chọn chậu

Cây Hồng Môn trồng trong nước chủ yếu là để chủ nhân quan sát vẻ đẹp của bộ rễ bên trong. Đồng thời, cách trồng cây Hồng Môn này cũng giúp chậu cây trở nên sang trọng, thanh lịch hơn. Do đó, chậu trồng nên là chất liệu trong suốt như thủy tinh hay nhựa trong. Chậu trồng cần có thân đáy bầu lớn để chứa đủ bộ rễ, miệng chậu nhỏ để giúp cây đứng vững. Nếu miệng chậu quá lớn thì có thể sử dụng mút xốp, rọ nhựa để cố định.

Các bước trồng

Các bước trồng cây Hồng Môn trong nước như sau:

Tách bầu rễ cây Hồng Môn ra khỏi chậu đất cũ, dùng tay phủi sạch đất khỏi rễ.

Xả nước rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ già, rễ hư, tỉa bớt cành lá.

Đổ nước sạch vào chậu trồng, cho Hồng Môn vào, đảm bảo nước ngập rễ, không ngập lá, cố định thân cây đứng vững.

Thay nước

Cây Hồng Môn trồng trong nước cần thay nước mỗi tuần một lần, hoặc bất kỳ khi nào có dấu hiệu đổi màu nước, úng rễ cây. Lưu ý dùng nước sạch, không nhiễm mặn, phèn hay chứa hóa chất như clo. Khi thay nước, bạn hãy rửa sạch bộ rễ, cắt bớt rễ già, úng. Đồng thời với đó là vệ sinh chậu trồng sạch sẽ nhé.

Bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh thay nước, cây Hồng Môn trồng thủy sinh cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml thường xuyên. Khoảng 2 tuần, bạn lại nhỏ vào chậu trồng một nắp dung dịch như vậy để cây Hồng Môn được phát triển tốt hơn.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: