Cách trồng và chăm sóc cây hoa huệ

Sianguyen
0

Nhắc đến hoa, người ta sẽ nghĩ ngay đến lan, đến huệ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu nhiều về hoa huệ chưa? Qua bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn nhiều thông tin bổ ích về loài hoa đẹp này, đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc để chúng luôn tươi tốt và cho nhiều hoa đẹp. Hãy chúng tôi tìm hiểu thêm về loài qua này qua bài viết dưới đây.


Đặc điểm hoa huệ

Người ta còn biết đến chúng với tên gọi là Dạ Lai Hương (nghĩa là hương thơm ban đêm) hoặc Vũ Lai Hương (nghĩa là hương thơm dưới mưa). Hoa Huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae) và có tên khoa học là Polianthes tuberosa.

Nếu như nhìn bề ngoài có thể bạn sẽ nhầm chúng với cây tỏi. Hoa của chúng có hình dạng giống cái phễu với màu trắng hoặc đỏ, khi nở chúng tỏa hương ngào ngạt đặc biệt là khi đêm xuống.


Phân loại hoa huệ

Huệ có 2 giống phổ biến là huệ đơn và huệ kép.

Huệ đơn: hay còn gọi là Huệ Xẻ với dáng cây thấp ra hoa ngắn và thưa.

Huệ kép: hay còn gọi là Huệ Tứ Diện với dáng cây cao, hoa dày và kích thước mỗi hoa dài.

Thị trường hiện nay có 3 giống hoa huệ:

Huệ sẻ với hoa nhỏ và nhanh tàn.

Huệ trâu với thân cao đến 1,5m hoặc hơn hoa dài, to hơn.

Huệ ta với thân lùn, hoa nở ngay trên cây và tỏa hương thơm.

Thông thường, hoa huệ khá dễ trồng chỉ mất khoảng tầm 3 tháng có thể thu hoạch hoa. Cây được 5 tháng tuổi là cho hoa ổn định. Nếu chăm sóc tốt, mỗi cây sẽ cho thu hoạch kéo dài hơn 1 năm.

Lá hoa huệ màu xanh bóng, hình kiếm dài, nhọn ở đầu, trông rất mướt mắt. Hoa mọc trên cuống dài, thẳng kết thành chùm liên tiếp nhau trên ngọn, càng về đầu ngọn hoa càng mọc dầy.Những bông hoa mọc ở nách cuống, có 6 cánh hình thìa thuôn dài, sắc trắng tinh khiết. Hoa huệ rất đặt biệt bởi đặc tính nở về đêm vì thế ban đêm hương hoa càng thơm ngào ngạt rất thanh thoát, dễ chịu. Điều đó có được là do cấu tạo của các cánh hoa nhạy cảm với độ ẩm. Các lỗ khí khổng trao đổi khí trên cánh mở to ra kích thích hương thơm bay ra. Điều đó cũng giải thích tại sao trời mưa hoa thơm hơn.  Đặc điểm này cũng để kích thích bướm đêm phụ phấn cho hoa.Cây huệ ta nở hoa quanh năm nhưng mùa hè bông to, nhiều hoa hơn mùa đông. Hoa huệ cắm cành trưng rất bền được 7-15 ngày.

>>> Xem thêm bài viết Cây vạn tuế là gì? Cây vạn tuế có ra hoa không? Cây vạn tuế hợp mệnh gì?

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa huệ

Thời vụ trồng cây hoa huệ

- Cây hoa huệ là cây dễ trồng chính vì vậy cây có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh thì nên trồng cây hoa huệ vào đầu mùa mưa tháng 1-2 âm lịch hoặc tháng 5-7 âm lịch. Cây hoa huệ để cây cho hoa đúng thời điểm vào các ngày lễ tết thì cần trồng vào đúng thời điểm tháng 1-2, đến tết lúc này cây cho hoa đều và bông to nhất.

Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa huệ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Hoa huệ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở nền đất thoát nước tốt vào mùa mưa.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Nên để đất cục 3-4cm để tạo độ thông thoáng và tăng khả năng thoát nước của đất. Sau khi cày xới thì tiến thành lên luống đất.

Lên luống trồng huệ: Luống rộng khoảng 1,3m đến 1,5m cao 0,6m, mương cách các luống rộng 0,6m. Sau khi lên luống thì rải một lớp phân hữu cơ bón lót cho đất trước khi trồng.

Chọn giống và trồng cây

Hoa huệ thường được nhân giống bằng củ. Chọn những củ lành lặn, không sâu bệnh. trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ.

Trồng với mật độ 20cm x 20cm, trồng sâu 2 - 3cm dưới mặt đất. Nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.

Sau khi trong xong phải tưới nước giữ ẩm cho cây.

Chăm sóc

Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Tới mùa mưa, chú ý thoát nước để tránh việc cây bị ngập, úng.

Sau khi trồng hoa huệ khoảng 30 ngày thì bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế hoặc phân NPK pha loãng. Sau đó cứ khoảng 20 - 25 ngày bón đợt tiếp theo.

Thường xuyên làm cỏ kết hợp với vun xới cho cây.

Thu hoạch

Nên cắt hoa huệ lúc sáng sớm hoặc chiều mát (thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông huệ sẽ bị hở yếm).

Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ.

Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp.

Thu hoạch củ vào mùa khô, nắng nhiều. Sau khi củ huệ được đào lên nên làm sạch lá, phơi khô 1-2 tháng rồi mới tách củ huệ đem trồng.


Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: