Cây muồng hoàng yến là gì? Cách chăm sóc cây Muồng Hoàng Yến hoa vàng

Sianguyen
0

Cây muồng hoàng yến là loại cây được trồng khá phổ biến trên các con phố ở Việt Nam, đặc biệt là tại Hà Nội. Một loài hoa mọc thành chuỗi màu vàng tuyệt đẹp, nở rộ nối tiếp giữa hai mùa xuân và hạ đem đến khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bất tận. Muồng hoàng yến thường nở vào mùa hè với màu hoa vàng tươi rực rỡ rất đẹp mắt. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây muồng hoàng yến, đồng thời tham khảo cách trồng và chăm sóc cây muồng hoàng yến các bạn nhé!

Cây muồng hoàng yến là gì?

Muồng hoàng yến có tên khoa học là Cassia fistula, thuộc họ Fabaceae (họ Đậu). Từng bông hoa đẹp không kém hoa mai có tên là muồng hoàng yến hay Osaka, được mệnh danh là quốc hoa Thái Lan với sắc vàng rực rỡ tượng trưng cho Hoàng Gia của đất nước này.

Trong tiếng Anh, cây muồng hoàng yến được gọi là golden shower tree, purging cassia, Indian laburnum hoặc pudding-pipe tree. Tại Việt Nam, cây muồng hoàng yến được gọi với một số tên khác như muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp nước, bò cạp vàng, mai dây, cây xuân muộn hoặc mai nở muộn. Trên thị trường cây cảnh, cây muồng hoàng yến còn có tên là Osaka hoặc Osaka hoa vàng (Osaka vàng).


Đặc điểm của cây muồng hoàng yến

Tên thường gọi: Cây muồng hoàng yến

Tên gọi khác: Cây muồng hoàng hậu, bò cạp vàng, oska

Tên khoa học: Cassia fistula

Họ: Fabaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Tại miền nam Châu Á

Ý nghĩa của hoa Hoàng Yến

Không chỉ là loài hoa được đông đảo người dân tại Việt Nam ưa chuộng, Hoàng Yến còn nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân trên toàn cầu. Tại Ấn Độ, loài hoa này còn được xuất hiện trên những đồng 20 rupi đang được lưu hành chính thức còn ở Thái Lan thì chúng được lựa chọn là quốc hoa, là loài hoa tượng trưng cho tầng lớp quý tộc trong xã hội Thái.

Với sắc hoa chỉ có duy nhất một màu vàng rực, hoa Hoàng Yến có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Cũng chính vì lý do này mà rất nhiều gia đình lựa chọn chúng để trồng trong vườn nhà nhằm đem đến may mắn cho gia đình. Đối với những người theo đạo Phật, màu vàng là màu tượng trưng cho trí tuệ nên loài hoa này rất được các Phật tử nâng niu và xem trọng.

Màu vàng còn khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến ánh sáng chói chang của Mặt trời đang sưởi ấm muôn loài. Chính vì vậy, một ý nghĩa khác về màu sắc của hoa Hoàng Yến chính là được dùng để chỉ những điều tốt đẹp, những khoảnh khắc đem lại niềm vui trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, hoa Hoàng Yến khi nở thường mọc thành từng chùm lớn với rất nhiều cánh hoa nhỏ cùng nhau đua sắc. Chính sự kết hợp này đã tạo nên cho hoa một sắc thái khá đặc biệt. Một cánh hoa nhỏ bé sẽ không tạo được ấn tượng gì nhưng nếu biết cách kết hợp chúng lại thì sẽ thu hút mọi ánh nhìn. Nó nhắc nhở con người rằng trong cuộc sống, đoàn kết là chìa khóa dẫn đến nhiều thành công.

Là loài hoa thường nở rộ vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, hoa Hoàng Yến được xem như một loài hoa báo hiệu thời khắc giao mùa giữa mùa Xuân và mùa hạ. Tạm biệt những ngày se lạnh đầu năm, cả đất trời lại cùng bước vào một mùa hè đầy rộn ràng và háo hức.

Công dụng của cây muồng hoàng yến

Nói tới tác dụng của cây muồng hoàng yến bạn không thể không kể tới lợi ích ban đầu của cây đó là làm cây bóng mát, với tốc độ phát triển nhanh, chiều cao lớn nên muồng hoàng yến được lựa chọn làm cây che nắng hiệu quả, chúng được trồng ở cổng nhà, trước hiên nhà, sân vườn, đường phố, trong những khu đô thị, nhà máy, những tiểu cảnh sân vườn, cảnh quan sân vườn biệt thự, những công viên, vườn hoa,… đem tới một không gian tươi mát những mùa hoa nở vàng rực trời rất đẹp.

Bộ lá của cây muồng hoàng yến khá nhiều, rập rạp, lá to bản, dày nên có tác dụng lọc không khí, bụi bẩn rất tốt đem tới bầu không khí trong sạch, điều hòa không khí hiệu quả.

Cây muồng hoàng yến cho quán cafe được trồng trong chậu trồng cây để tiện di chuyển, nếu trồng trong chậu bạn có thể khống chế để cây ra hoa đúng dịp tết Nguyên Đán.

Ở những biệt thự sân vườn cây được sử dụng làm cây cảnh ngoại thất trang trí sân vườn vừa lấy bóng mát lại mang lại thẩm mỹ cho cảnh quan. Ở đường phố sử dụng muồng hoàng yến chủ yếu chỉ để lấy bóng mát giảm ô nhiễm khói bụi và ô nhiễm tiếng ồn, những cây muồng hoàng yến cho chung cư được yêu thích bởi vẻ đẹp của chúng mang lại.

Cây muồng hoàng yến sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Sử dụng muồng hoàng yến để nhuận trường

Chữa cảm lạnh từ muồng hoàng yến

Tác dụng hạ sốt

Chữa rối loạn đường ruột hiệu quả

Các bệnh ngoài da


Cách chăm sóc cây Muồng Hoàng Yến hoa vàng

Vào mùa khô, thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây.

Do cây muồng hoàng yến không chịu được ngập úng nên phải lòng tốt công tác thoát nước vào mùa mưa.

Trong 3 - 4 năm đầu, mỗi năm bón phân 2 lần vào tháng 4 - 5 hoặc tháng 9 - 10.

Thường xuyên làm cỏ dại cho cây. Sau đó, mỗi năm bón 3 đợt vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa.

Từ năm thứ 4 trở đi, cây sẽ phát triển nhanh nên phải xới xung quanh gốc với đường kính rộng từ 60 - 80cm, sâu 3 - 4cm.

Nếu trồng làm cảnh thì cần chú ý tỉa cành, chăm sóc tán để tạo cho cây có dáng đẹp hơn.

Tưới nước

Nhu cầu nước của cây Muồng Hoàng Yến là trung bình, cây không chịu được ngập úng nên cũng không cần tưới quá nhiều nước. Thời điểm mới trồng bạn cần cung cấp nhiều nước hơn để cây nhanh chóng bén rễ, mỗi ngày tưới 1 lần linh hoạt vào sáng sớm hoặc chiều mát. Thời điểm cây chuẩn bị ra hoa nhu cầu nước tưới cũng sẽ tăng.

Khi cây đã phát triển ổn định, khả năng chịu hạn cũng ngày càng được nâng cao, bạn không cần tưới nhiều, chỉ cần nước mưa là đủ. Vào mùa khô, kiểm tra thấy độ ẩm của đất thấp có thể bổ sung thêm nước. Mùa mưa nên làm công tác chống ngập úng, nâng cao khả năng thoát nước sau những trận mưa lớn.

Bón phân

Định kỳ cứ 3 tháng bón phân cho cây 1 lần. Sử dụng phân NPK, phân lân và phân chuồng ủ hoai (có thể thay thế bằng phân hữu cơ hoặc các loại phân vi sinh). Có hai thời điểm bón phân quan trọng là trước và sau mùa hoa, khoảng tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10. Giai đoạn ra hoa cây Muồng Hoàng Yến có nhu cầu dinh dưỡng cao để cho những chùm hoa đẹp và rực rỡ hơn. Sau khi kết thúc chu kỳ ra hoa và kết quả cây cần dưỡng chất để phục hồi.

Dọn cỏ và tỉa cành

Trong 3 – 4 năm đầu, cứ 6 tháng dọn cỏ 1 lần. Có thể kết hợp việc dọn cỏ, tỉa cành với việc bón phân, giúp cây trẻ hóa và ra nhiều chồi non, hoa nở nhiều và đẹp hơn.

Quá trình dọn cỏ cần phát quang hết các cây bụi, dây leo, cỏ dại và vun xới xung quanh gốc cây với đường kính khoảng 60 – 80cm, độ sâu khoảng 3 – 4cm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa cành lá, chăm sóc tán để cây phát triển đẹp hơn.

Một số loại sâu bệnh hại và cách phòng trừ

Những loài sâu gây hại thường gặp nhất trên cây Muồng Hoàng yến chính là sâu ăn lá và sâu đục thân và một số nấm bệnh. Trong quá trình chăm sóc bạn cần kiểm tra thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh cho sâu bệnh lan rộng ảnh hưởng đến sức sống của cây.

Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: