Cây tầm bóp, rau tầm bóp là gì?
Tên và nguồn gốc của cây tầm bóp
Cây tầm bóp còn được gọi bằng những cái tên khác như cây thù
lù, cây lồng đèn, cây bôm bốp, cây bùm bụp…, có tên khoa học là Physalis
Angulata, thuộc họ Cà.
Cây tầm bóp là loài cây mọc dại ở nhiều nơi và có nguồn
gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Đặc điểm của cây tầm bóp:
Cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng từ 50 – 90 cm;
Thân cây tầm bóp có nhiều cành, thường mọc rủ xuống;
Lá cây tầm bóp màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng
0.3cm và rộng 0.2 – 0.4 cm, các lá mọc kiểu so le, nối liền với thân bằng một
cuống lá dài 0.15 – 0.3 cm, lá cây tầm bóp có thể phân thành nhiều
thùy hoặc không;
Hoa tầm bóp màu trắng, nhụy vàng, 5 cánh, cuống hoa mảnh, mọc
đơn độc, đài hoa tầm bóp hình chuông, màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên
ngoài;
Quả tầm bóp mọc quanh năm với đặc điểm là quả mọng, hình
tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn tươi có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu
đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả cây tầm bóp có 1 lớp đài bao bên ngoài giống
như một cái túi bảo vệ, khi bóp có tiếng kêu lốp bốp;
Mỗi quả tầm bóp chứa rất nhiều hạt nhỏ li ti có hình thận.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Tất cả các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, quả) đều có thể được
dùng làm thuốc. Dược liệu sau khi thu hái về đem giũ sạch đất cát, rửa sạch. Có
thể phơi sấy khô hoặc dùng tươi trực tiếp.
Lưu ý bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những
nơi ẩm ướt có thể làm hư hại thuốc.
Công dụng rau tầm bóp
Vị thuốc quý
Trong Đông Y, rau tầm bóp được ví như một cây thuốc nam quý,
mang lại rất nhiều công dụng cho người sử dụng. Rau tầm bóp có tính mát, không
độc và có vị hơi ngăm đắng. Công dụng rau tầm bóp là : thanh nhiệt cơ thể, nhuyễn
kiên tán kết, khư đàm chỉ khái, tiêu đờm, lợi tiểu,…. Chính vì những lợi ích
này mà rau tầm bóp được rất nhiều người lựa chọn và sử dụng.
Rau tầm bóp mọc dại nên sức sống của chúng khá mãnh liệt,
chính vậy mà chúng không dễ bị sâu bệnh và ít bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc bảo
vệ thực vật. Chính vì vậy, rau tầm bóp vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng và đặc
tính chữa bệnh của nó.
Ở nước ta cũng rất nhiều người sử dụng rau tầm bóp, nhưng ít ai có thể biết được những công dụng rau tầm bóp mang lại cho chúng ta. Rau tầm bóp có thể chủ trị được những chứng bệnh cấp sau : sưng đau yết hầu, cảm sốt, ho khan, ho có đờm, nấc, nôn, nhiệt,… Ngoài ra, rau tầm bóp còn có công dụng để chữa và điều trị một số bệnh khác như: đái tháo đường, nhọt vú, đinh độc, rối loạn đường ruột,…
Làm cây cảnh trang trí
Ngoài ra, vì hình thù của quả tầm bóp rất đẹp, màu sắc lại hấp
dẫn nên cây còn có thể làm cây cảnh để trong nhà để tôn lên vẻ đẹp của căn
phòng và làm tươi mới môi trường sống, đem lại cho bạn cảm giác phấn khích để bắt
đầu một ngày mới tràn đầy sinh lực. Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài
được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm
bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của
quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất
đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những
quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận,
bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…
Chế biến thành món ăn
Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến
hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều
rất hấp dẫn. Trong các bữa tiệc chung vui gia đình, bạn bè, tầm bóp cũng xuất
hiện cùng với món lẩu. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì
tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày,
giải nhiệt và trị mụn nhọt.
Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp
Có một loại cây thuộc họ cà có tên là cây lu lu đực rất giống
với cây tầm bóp nên bạn cần cẩn thận để không bị nhầm lẫn. Cây lu lu đực là
loài cây có quả hình tròn như quả cà, thân cây mỏng hơn tầm bóp, lá không có vị
đắng nhưng lại có độc khi dùng tươi. Chính vì vậy khi thu hái nên cẩn thận và
phân biệt được hai loại cây này.