Hoa Dã Quỳ Đà Lạt mọc ở đâu?
Dã quỳ là một trong những loài hoa dại đẹp nổi tiếng của khắp
núi rừng Tây Nguyên và nhiều tỉnh miền núi Tây Bắc. Tuy nhiên để đưa vẻ đẹp của hoa
Dã Qùy lên một tầm cao mới thì chỉ có Đà Lạt.
Bởi vì khi tới đây du khách mới cảm nhận hết được vẻ đẹp màu
vàng trải dài hai bên đường đi hay trên các sườn núi nổi tiếng như núi Voi
và kdl LangBiang. Đọc xuống phần bên dưới bạn sẽ biết hoa dã quỳ mọc ở những
nơi nào đẹp nhất ở Đà Lạt.
Truyền Thuyết Hoa Dã Quỳ
Dã quỳ gắn liền với một truyền thuyết cảm động về tình yêu đôi lứa.Năm đó trời hạn hán vạn vật đều khô héo.Tại một buôn làng, có một chàng trai khỏe mạnh, hiền lành vì thương dân làng nên quyết định đi tìm nguồn nước cho buôn làng.Chàng dã biệt người yêu rồi ra đi.Cô gái ngồi bên dòng suối chờ đợi người yêu mùa này qua mùa khác.Đến một ngày kia khi cô chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy
chàng về, nàng lo lắng rồi cũng ra đi tìm chàng, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười
mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả.
Nàng cứ đi đến khi kiệt sức rồi ngã xuống.
Nơi cô ngã xuống mọc lên một loài hoa lạ, trổ màu vàng rực.Người đời gọi là dã
quỳ.Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đấy
sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy của người con gái
Công dụng của hoa dã quỳ trong cuộc sống chúng ta
Cây hoa dã quỳ được trồng nhiều ở sân vườn, hè phố, vườn
hoa, công viên…với tác dụng để trang trí, làm đẹp cảnh quan, song song nó cũng
làm cho bầu ko khí thêm trong lành, mát mẻ hơn. Khi trồng cây ta nên lưu ý đến
vị trí trồng, trồng như nào cho hoa đẹp. Nếu ta trồng thành khóm rộng thì chỉ cần
nhìn những bông hoa khoe sắc đảm bảo tâm trạng của con người cũng sẽ luôn cảm
thấy vui vẻ, thoải mái hơn rất nhiều.
Cây dã quỳ còn là biểu tượng của nhiều nước trên toàn cầu
như ở nhật Bản vào cuối thời minh trị cây được nhập cảng về trồng ở đây với tác
dụng để gây sốt nhằm chống lại độc tố. Tại mexico thì dã quỳ lại sử dụng để chữa
bong gân, gãy chân, những vết thâm tím… Tại Đài Loan dã quỳ còn được bán như một
cái thảo mộc để uống nhằm cải thiện chức năng cho gan. Còn tại Việt Nam vào
tháng 12 năm 2005 tại đà lạt hoa này được sử dụng làm biểu trưng cho lễ hội hoa
Đà Lạt.
Cách trồng hoa dã quỳ
Cây hoa dã quỳ khá là dễ trồng và có thể sinh trưởng dễ dàng
trong nhiều điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau. Do vậy để có thể trồng hoa
đúng kỹ thuật, bạn chỉ cần chú ý một số yếu tố quan trọng sau đây:
Đất trồng cây
Đất để trồng cây dã quỳ nên lựa
chọn những loại đất có độ tơi xốp tốt và khả năng thoát nước ổn định như là đất
mùn độ pH từ 6 – 6,5. Bởi điều này sẽ giúp tạo độ thông thoáng cho cây khi
trồng và ngăn ngừa nguy cơ bị ngập rễ, úng nước gây hỏng cây. Bạn có thể thêm
vào một số thành phần như phân chuồng, xơ dừa để làm tăng giá trị dinh dưỡng
cho đất trồng. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng, cung cấp nước đầy
đủ và tránh những nền đất trũng, đất chua, ẩm thấp.
Thời điểm trồng
Do cây hoa dã quỳ chỉ xuất hiện nhiều tại những nơi khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt, do đó loài hoa này có thể được trồng và thu hái quanh
năm. Tuy nhiên chỉ cần lưu ý về lượng nước tưới và chăm sóc tốt cho cây khi bước
vào mùa mưa. Tốt nhất nên trồng cây vào thời điểm râm mát thay vì thời điểm nắng
nóng kéo dài.
Cách gieo hạt
Lựa chọn khu đất có vị trí thu hút ánh sáng, thoáng mát,
không ẩm ướt để tiến hành gieo hạt giống trồng cây. Cây dã quỳ rất dễ phát triển
cho nên chỉ mất một thời gian là hạt giống sẽ nảy mầm thành cây non nếu như được
tưới nước thường xuyên và chăm sóc tốt. Bạn có thể phủ mùn rơm hoặc xơ dừa xung
quanh các luống đất trồng cây để kích thích cây phát triển nhanh hơn.
Cách giâm cành nhân giống hoa dã quỳ
Thời điểm lấy cành giâm
Các loài dã quỳ lâu năm nhân giống tốt nhất từ các cành
giâm gỗ mềm. Chúng được lấy trước khi mùa hiện tại đã trưởng thành và cứng lại. Mặc
dù mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thu hái các hom gỗ mềm; nhưng chúng có thể
được lấy vào bất kỳ thời điểm nào trong năm với mức độ thành công khác nhau.
Năng lượng của cây sẽ hướng đến hoa thay vì ra rễ. Vì vậy
cành giâm phải được thực hiện khi cây chưa nở rộ. Hom gỗ mềm nhạy cảm với
sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm; và có thể bị héo nếu tiếp xúc với điều kiện quá ấm
hoặc khô. Vì vậy tốt nhất nên thu hái vào buổi sáng khi thời tiết còn mát mẻ để
tránh làm hỏng thân và tán lá.
Tiến hành cắt cành giâm
Phần cuống trung tâm của hoa dã quỳ lâu năm hiếm khi cắt được.
Vì vậy tốt hơn là bạn nên lấy cành nhân giống từ các chồi bên có sức sống và mọng
nước hơn. Thân cây dài từ 10 đến 15 cm với các lá trưởng thành và không có mầm
hoặc hoa sẽ ra rễ tốt nhất và tạo ra một cây xanh tốt hơn.
Dùng kéo cắt sắc hoặc dao tiện dụng để cắt chỗ mà nó bám vào
thân chính. Lấy các đoạn thân dài 10 đến 15 cm
Sau đó cắt bỏ phần lá thấp nhất để lộ các nút sinh rễ.
Ngoài ra, hãy cắt bỏ 1 cm trên cùng của vết cắt và loại bỏ tất
cả trừ hai lá đầu để loại bỏ bất kỳ nụ hoa non nào và hạn chế mất độ ẩm do
thoát hơi nước.
Cắt đôi những chiếc lá còn lại nếu chúng quá lớn không thể đỡ
được khi cắt.
Quá trình tạo rễ và giâm cành
Giâm cành hoa dã quỳ không yêu cầu hormone tạo rễ để ra rễ
thành công, nhưng nó có thể đẩy nhanh quá trình này.
Nhúng phần không có lá của thân cây bằng hoocmon kích thích
tố tạo rễ, và gõ nhẹ vào thân cây để loại bỏ bột thừa.
Đặt vết cắt trong môi trường vô trùng hoặc bầu đất ẩm; chẳng
hạn như hỗn hợp nửa đất cát và nửa rêu than bùn với phần không có lá của thân
cây bên dưới bề mặt. Tưới nhẹ giữ ẩm cho đất.
Giữ nó ở nơi ấm áp, có bóng râm nhẹ và duy trì độ ẩm nhẹ
trong môi trường.
Độ ẩm sẽ giúp ra rễ, vì vậy bạn nên đậy chậu bằng một túi ni
lông lớn trong suốt.
Kiểm tra rễ sau hai đến bốn tuần bằng cách kéo nhẹ vết cắt để cảm nhận chuyển động. Nếu nó không di chuyển, nó đã ra rễ và bám chặt vào đất.