Lá hương thảo là loại lá vừa có nhiều công dụng trong đời sống lại có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết gì về lá hương thảo? Để hiểu rõ hơn về những đặc tính và lợi ích của lá hương thảo thì nhớ theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Lá hương thảo là gì?
Cây hương thảo là một loại thảo mộc phổ biến dùng để nấu ăn
và thêm hương vị cho thực phẩm. Tuy nhiên, tác dụng của cây hương thảo đối với
sức khỏe cũng rất phổ biến. cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loài cây này qua
bài viết dưới đây
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận sử dụng: ngọn cây và lá.
Thu hái: vào mùa thu hoạch người ta sẽ cắt phần ngọn
cây có hoa hoặc các cành tươi không có hoa để sử dụng. Nếu chỉ thu hoạch ở quy
mô nhỏ bạn có thể tỉa lấy lá trực tiếp từ cây.
Chế biến: hương thảo sau khi thu hoạch về đem đi sấy hoặc
phơi khô sau đó đập lấy lá để dành sử dụng.
Bảo quản: lá hương thảo sau khi được phơi khô đem cất
vào túi hoặc bao kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để không bị ẩm mốc.
>>> Xem thêm bài viết: Cây sala và tác dụng của cây sala
Công dụng của cây hương thảo
Gia vị, hương liệu
Mùi hương nhẹ nhàng của lá cây hương thảo có tác dụng giúp
giảm căng thẳng, stress. Vì vậy chúng được coi là một loại hương liệu giúp
cân bằng tâm trạng, giảm cơn buồn ngủ, thanh lọc tâm trí. Rất nhiều liệu pháp
điều trị về tâm lý sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để kích thích và giải tỏa cho
người bệnh.
Đây là một trong những loại gia vị không thể thiếu khi chế
biến các món ăn Âu. Lá cây hương thảo có tác dụng khử mùi hôi tanh cho các loại
thịt, được sử dụng nhiều trong các món nướng, món hầm. Lá cây mê điệt cũng
có thế dùng trong các món rau, món ăn cùng với cà chua và cá, nhưng chủ yếu nhất
vẫn là tẩm ướp cho món hầm và món nướng. Dùng rosemary cho thịt bò beefsteak
thì ra một món bò beefsteak của Ý. Ngoài ra nó cũng hợp với thịt bê, cá hồi,
khoai tây, hành tây, nấm, đậu Hà Lan,…
Hoa hương thảo có mùi thơm dịu hơn và được dùng để tạo mùi
thơm cho những món ăn hay món tráng miệng. Người dân ở vùng Địa Trung Hải cho rằng,
sử dụng hương thảo thường xuyên trong nấu nướng các món ăn sẽ giúp duy trì, bảo
vệ tính miễn nhiễm của các cơ quan trong cơ thể và giúp làm chậm lại quá trình
lão hóa của những mô tế bào nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.
Đặc biệt khi nấu ăn, nếu trên tay có mùi hương khó chịu từ
nhiều loại thực phẩm lưu lại, bạn có thể lấy tay vò lá cây hương thảo. Tinh dầu
từ lá sẽ giúp bạn khử mùi trên đôi tay của mình.
Ngăn rụng tóc
Rụng tóc là vấn đề gây ra nhiều sự khó chịu cho cả nam
và nữ giới, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tinh dầu từ cây hương thảo có tác dụng hỗ
trợ phục hồi và ngăn rụng tóc qua các thử nghiệm khoa học thực tế. Hơn nữa sử dụng
tinh dầu cây hương thảo an toàn, đơn giản và tiết kiệm hơn một số phương pháp
điều trị rụng tóc hiện nay.
Trong y học
Người ta thường dùng hương thảo trong các trường hợp cơ thể
suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần
hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức
đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút...
Hương thảo được dùng dưới các dạng: ngâm rượu (cồn thuốc), nước hãm, làm pommat
hoặc chiết tinh dầu để xoa bóp ngoài da.
Theo y học hiện đại, tinh dầu hương thảo có những tác dụng
như: chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, dịu đau, hưng phấn
thần kinh, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật,
làm thuốc bổ đắng và có thể gây sảy thai. Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm,
người ta ghi nhận hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxine, một chất có
thể gây ra bệnh ung thư, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng
cho người và động vật, mà bị lên mốc.
Theo Đông y, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm
nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích
thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm
sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ
và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc, giúp khử trùng đường hô hấp
và làm long đàm, dễ khạc đàm.
LƯU Ý: Mặc dù hương thảo có lợi cho sức khỏe nhưng
không phải tất cả mọi người đều sử dụng được. Chỉ nên dùng loại thảo dược này với
liều lượng nhỏ. Tránh sử dụng cây hương thảo nếu bạn đang mang thai hoặc cho
con bú. Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao cũng nên tránh uống chiết xuất từ cây
hương thảo.