Phân loại hoa quỳnh và hướng dẫn cách chăm sóc hoa quỳnh đúng kỹ thuật

Sianguyen
0

Đặc điểm của cây hoa quỳnh

Cây thuộc họ xương rồng, thoạt nhìn khá giống cây thanh long. Thân dẹp, chia làm nhiều đốt. Thân cây mọng nước, chiều cao có thể tới 3m. Cây được ưa trồng để làm cảnh. Lá lớn, màu xanh lục khá đậm. Rìa mép lá có gai và ít lông tơ nhỏ. 

Hoa quỳnh khi bung hết cỡ có đường kính lớn nhất khoảng 20cm với khoảng 30 cánh hoa mỏng, mềm mại, thuôn dài và nhọn ở phía đầu. Dạ quỳnh nở về đêm có bề mặt cánh hoa như phủ sáp mịn, màu trắng muốt. Các cánh phía ngoài màu nâu nhạt hoặc cam nhạt. Nhật quỳnh nở vào thời gian bất kỳ, cánh hoa cũng như phủ sáp, mang nhiều màu sắc khác nhau. Hình dáng hoa như chiếc kèn mở bung. Nhị và nhụy hoa dài nên trông đóa hoa thêm phần lả lướt.  

Thực chất thì nhiều người cho rằng cây quỳnh không có lá, những phần gọi là lá chính là thân cây, và chúng có thể sống bám vào một loài cây khác hoặc tự rủ xuống. Cây có nguồn gốc từ các vùng sa mạc tại Mỹ và Mexico. Có thông tin là cây 

Ý nghĩa hoa quỳnh

Biểu tượng cho quy luật vô thường của cuộc sống

Khi bạn lặng lẽ nhìn ngắm hoa quỳnh về đêm. Bạn sẽ cảm nhận được nét quyến rũ và cảm giác dễ chịu. 

Quả thật từ lâu nay, khi nhắc đến cái tên hoa quỳnh. Ta lại bất chợt liên tưởng về một điều gì đó có vẻ sẽ hạnh phúc nhưng lại thật ngắn ngủi. Khi đêm qua đón chào ngày mới cũng chính là lúc sức sống và vẻ đẹp ấy sẽ lụi tàn nhanh đi. Cũng giống mọi quy luật vô thường trong cuộc sống này vậy. Có bắt đầu cũng sẽ có kết thúc, được sinh ra rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ dần dần mất đi. Hoa quỳnh cũng như vậy. Vội vã và rạng rỡ khoe hương sắc yêu kiều của mình trong đêm. Rồi đến một thời gian cũng sẽ dần lụi tàn. Chỉ còn lại nơi đây chút tiếc nuối mong manh. Có lẽ vì thế con người bỗng sẽ thấy lòng mình như thắt lại. Bất chợt nghĩ về những điều vốn được gọi là tất yếu trong cuộc sống mà lẳng lặng ngắm nhìn thời gian trôi đi. 


>>> Cây thủy trúc có ý nghĩa và công dụng gì?

Nội tâm ẩn chứa thầm kín 

Mặc dù hình ảnh hoa quỳnh gắn với nét gì đó khiến con người man mác buồn khi nghĩ đến.  Thế nhưng không chỉ đơn thuần ở đấy. Hoa quỳnh còn biểu tượng cho cả đức tính khiêm nhường. Vốn dĩ không giống như các loài hoa khác mỗi buổi sáng tinh mơ đua nhau khoe sắc rực rỡ dưới ánh nắng chan hòa sưởi ấm vạn vật. Quỳnh chọn cho mình một cách sống khác. Chỉ khi đêm về, quỳnh như được sống trọn với chính bản thân mình. Lặng lẽ ngắm nhìn bầu trời đêm và thầm thì trò chuyện với trăng sao. 

Chính sự khiêm nhường cao cả ấy khiến ta không khỏi không nghĩ đến số ít những kiếp người trong cuộc sống. Có lẽ họ là những con người sống nội tâm. Và cũng chẳng bao giờ thổ lộ những tâm tình của bản thân với bất kỳ ai. Thậm chí họ sẵn sàng nhường bước, sẵn sàng lùi về phía sau để rồi trong màn đêm ấy giữ riêng cho mình những điều thầm kín.

Đại diện cho những vì sao tinh tú

Tuy quỳnh chọn cho mình cách sống khá lặng lẽ nhưng hình ảnh của nó khó có thể bị phai mờ và lãng quên. Bởi nơi quỳnh luôn tỏa ra một sự thu hút đầy mị lực khó có thể cưỡng lại. Một vẻ đẹp làm xao xuyến, rung động lòng người. Hương thơm của nó dễ chịu đến mức có thể đánh gục mọi trái tim yếu đuối trước cái đẹp. Bởi hoa quỳnh chính là đại diện cho những vì sao tinh tú trên bầu trời. Tỏa sáng bản thân một cách rực rỡ giữa bầu trời đêm tĩnh lặng và tăm tối.

Những kiếp người hồng nhan bạc mệnh

Không những thế, nét trắng tinh khôi nơi quỳnh mang đến cho con người cảm giác như đây có lẽ là một cô gái mới lớn. Vẫn còn e ấp và đầy sự ngượng ngùng. Cô gái ấy tràn ngập tình yêu và nhiệt huyết của tụi trẻ. Cô yêu một cách đầy nồng nàn, gói ghém tất cả tâm tư của bản thân trao dọn người mình yêu. Quỳnh là hình ảnh cho những cô gái xinh đẹp nhưng lại gặp phải nhiều chông gai. Chỉ khi màn đêm buông xuống, quỳnh mới thực sự được sống với chính bản thân mình. Dẫu biết rằng sáng mai kia, khi mặt trời bắt đầu hé lộ số phận hồng nhan rồi sẽ đi đâu về đâu. Nhưng dù thế nào đi nữa, quỳnh vẫn quyết sống trọn đêm thanh xuân ấy. Tiếp tục hưởng thụ trọn vẹn tình yêu ngắn ngủi này một cách đầy mãn nguyện và vô cùng hạnh phúc. Quỳnh sẽ cố gắng tập từng bước chân để có thể chững chạc và đầy nghị lực hơn trong cuộc sống. 

Các loại hoa quỳnh

Phân loại hoa quỳnh theo kích cỡ

Các nhà thực vật học chia hoa quỳnh ra làm 3 loại chính theo kích cỡ hoa: đường kính nhỏ (7 – 12cm), trung bình (12 – 15cm) và lớn (15 – 20cm). Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau về màu sắc và mùi hương. Hiện nay có rất nhiều loại mới được lai tạo cho màu sắc đa dạng. Hiệp hội hoa quỳnh của Mỹ (The Epiphyllum Society of America) ghi nhận khoảng 10.000 loại quỳnh và đều được đăng ký bản quyền với tên gọi riêng. Tên gọi thường có một danh pháp cố định Epiphyllum ghép với một từ khác không có nguồn gốc Latin.

Phân loại hoa quỳnh theo màu sắc

Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum)

Loại này còn có tên gọi là đàm hoa nhất hiện – hoa chỉ nở thoáng qua. Đường kính đạt tới khoảng 20cm thì dần tàn. Hoa chỉ nở một đêm duy nhất, mang sắc trắng tinh khôi. Thời gian nở kéo dài khoảng 2 tiếng. Thời gian sau này người ta lai tạo ra thêm một giống quỳnh trắng khác hoa lâu tàn hơn, hoa nở tới tầm 9h sáng hôm sau mới bắt đầu héo. Giống mới này có hoa nhỏ hơn, thân cũng nhỏ và phát triển thấp hơn giống cũ.

Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii)

Về kích cỡ, cả cây và hoa đều nhỏ hơn loại màu trắng phía trên. Hoa có màu đỏ hoặc hơi ánh cam.

Các màu sắc khác

Ngoài 2 màu tiêu biểu trên, càng về sau này càng có nhiều màu hoa quỳnh được lai tạo ra. Có thể kể đến như: cam, vàng, hồng, tím... Ở mỗi màu lại có các giống có màu đậm nhạt khác nhau. Ngoài ra dân chơi hoa quỳnh còn ghép nhiều màu quỳnh lên cây thanh long tạo ra những chậu quỳnh nhiều màu sắc. Nhiều người đã nghĩ những chậu hoa nhiều màu này là giống mới được lai tạo ra, nhưng thực tế việc ghép này không tạo ra giống mới. Giống như việc người ta ghép hoa hồng ngoại lên các gốc hồng dại, để tạo ra các gốc hồng phù hợp với điều kiện khí hậu hay vì mục đích cụ thể khác.


Hướng dẫn cách chăm sóc hoa quỳnh đúng kỹ thuật

Sau khi trồng cây, công đoạn chăm sóc cho cây cần được quan tâm để cây có thể phát triển tốt và sớm nở hoa. Một số yếu tố sau đây bạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc cây hoa quỳnh:

Nước tưới cây: Quỳnh là loài cây không chịu được sự úng ngập, do đó, bạn không nên tưới quá nhiều nước, chỉ cần một lượng vừa đủ. Nếu trồng bên ngoài, bạn nên đặt chậu cây ở khu vực có mái che, tránh trường hợp mưa to, dư thừa lượng nước sẽ làm úng cây.

Ánh sáng: Cây hoa quỳnh không phải là loài cây ưa sáng, chúng thích nơi râm mát để phát triển. Vậy nên bạn nên đặt chậu cây tại nơi ánh sáng mạnh không chiếu tới, tạo điều kiện để cây có thể nở hoa vào đêm tốt hơn.

Phân bón cho cây: Hoa quỳnh rất dễ phát triển nếu được trồng trong đất mùn. Do đó, bạn không cần phải bón những loại phân chất lượng cho cây, chỉ cần đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng là được. Sau khoảng 3 tháng từ lúc trồng cây, bạn nên bón phân bổ sung với liều lượng vừa đủ. Tần suất bón phân từ 3 - 6 tháng/lần để cây sinh trưởng tốt hơn.

Phát hiện sâu bệnh: Cây hoa quỳnh không hề có lá, vậy nên sẽ ít hoặc gần như không gặp vấn đề về sâu bệnh. Chủ yếu cây sẽ bị héo úa hoặc chết do không được chăm sóc tốt mà thôi.

Thay giá thể định kì cho cây: Việc thay giá thể tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá quan trọng đối với cây quỳnh. Mặc dù cây không yêu cầu cao về cả chất lượng đất trồng, dinh dưỡng trong đất. Sau khoảng 1 năm, giá thể đã giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. Lúc này bạn nên chuẩn bị giá thể mới cho cây để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cây đơm hoa. Chuẩn bị hỗn hợp bao gồm 30% đất thịt mềm đập nhỏ, 30% phân hữu cơ là phân trùn quế hoặc phân chuồng (nên sử dụng phân trùn quế), 10% xơ dừa hoặc mùn dừa, 10% đất nung non viên nhỏ hoặc xỉ than và 20% trấu hun. Trộn đều các nguyên liệu làm giá thể sau đó loại bỏ 2/3 phần đất cũ trong chậu cây và thay thế bằng hỗn hợp đất mới vừa làm.

Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: