Tìm hiểu cây tầm gửi là gì? Những thông tin cơ bản
Dù là cây thuốc đã quá quen thuộc, tuy nhiên, không phải ai
cũng có những kiến thức về tầm gửi. Dưới đây là những thông tin cơ bản về dược
liệu này:
Tên dược liệu: Cây tầm gửi
Tên gọi khác: Chùm gửi, Mộc vệ trung quốc,….
Tên gọi theo khoa học: Loranthaceae. Tên tiếng Anh là
Mistletoe và tiếng Hy Lạp là Phoradendron.
Đặc điểm thực vật
Tên gọi, danh pháp
Tên gọi khác: Cây chùm gửi, Ký sinh cây gạo, tang ký sinh,
liễu ký sinh, mộc vệ trung quốc,…
Tên khoa học: Taxillus chinensis (DC.), Danser ( Loranthus
chinensis DC.)
Thuộc họ Tầm gửi – Loranthaceae
Phân bố ở Trung Quốc, Campuchia, Lào, Indonesia,
Philippines, Malaysia và Việt Nam.
Ở nước ta, nhiều nơi ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà
Xiêm, Vĩnh Phúc, Quảng Nam - Đà Nẵng, Thuận Thiên - Huế, Gia Lai, Lâm Đồng,
Khánh Hòa, cây này thường mọc sát cây trong rừng.
Toàn cây thu hái quanh năm, cắt ngắn phơi nắng. Bảo quản nơi
thoáng mát, thường xuyên kiểm tra, phơi nắng.
Cây tầm gửi có tác dụng gì?
Tầm gửi là loại cây phổ biến trong dân gian. Nhiều người vẫn
luôn thắc mắc cây tầm gửi trị bệnh gì hay lá tầm gửi có tác dụng
gì? Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài cây tầm gửi khác nhau để làm thuốc chữa
bệnh. Đa số các loài tầm gửi đều có công dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức
xương khớp, giúp làm hạ huyết áp, hỗ trợ tình trạng rối loạn tâm thần... Một
số loài tầm gửi còn có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh... Theo Y Học Hiện Đại,
tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan...Dưới
đây là công dụng của các loài tầm gửi khác nhau:
Tầm gửi ký sinh trên cây dâu: là loại thông dụng nhất
và có tên gọi là tang ký sinh. Tang ký sinh có tính bình và vị đắng. Nó có công
dụng bổ gan, thận, trừ phong thấp, mạnh gân cốt và an thai. Theo các tài liệu
nước ngoài, tang ký sinh còn có tác dụng kích thích tạo máu, dùng để điều trị
thiếu máu và chứng chảy máu ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Ngoài ra, tang ký
sinh còn được phối hợp với tô ngạnh (cành tía tô), chư ma căn (củ cây gai) và
ngải diệp để điều trị tình trạng ít sữa của phụ nữ sau sinh. Tang ký sinh có thể
dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn nhỏ sao vàng và sắc uống;
hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như cẩu tích, tục đoạn,
đau xương, tang chi...
Các loại cây tầm gửi thường được sử dụng hiện nay
Tầm gửi trên cây dâu
Có tên khoa học là Loranthus gracilifolius Schult là
thường được sử dụng trong điều trị bệnh nhất với tên thuốc là tang ký
sinh. Là loại cây nhỏ, thường xanh kí sinh trên cây dâu tằm nhờ rễ mút. Tang kí
sinh phân bố dựa vào nơi trồng cây dâu tằm.
Tang kí sinh thường được dùng để chữa phong thấp, gân cốt tê
mỏi, sưng đau, lưng gối đau mỏi. Liều dùng 12-20g/ ngày. Trong y học Trung Quốc,
cây này có tác dụng kích thích tạo máu, an thai, tăng sức khỏe người bệnh mãn
tính. Tang kí sinh còn được dùng chữa tăng huyết áp, bại liệt ở trẻ em, động
thai, thiếu sữa…
Thành phần hóa học trong thân, lá Tang ký sinh có Quercetin,
Avicularin. Lá còn chứa Quercitrin, d-catechin, và Hyperosid. Theo Chen Xihong
và cs, 1992: Tang ký sinh có chứa Lectin với lượng đường là 14%. Lượng Acid
amin gốc acid cao, lượng ít các Acid amin, base
Tác dụng dược lí: Khi được thử nghiệm trên động vật. Cao lỏng tang kí sinh có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch ngoại biên, giảm nhu động ruột, an thần, tăng thời gian ngủ.
Tầm gửi cây chanh
Có tác dụng chữa ho khan, ho
có đờm. Tầm gửi chanh có thể sử dụng bằng cách sao chế như tang ký sinh.
Ngoài ra, nên phối hợp với các vị thuốc trị ho khác để nâng cao hiệu quả như
tang bạch bì, trần bì, xạ can, mạch môn... dưới dạng thuốc sắc, siro hay
viên ngậm.
Tầm gửi cây dẻ
Vị đắng tính bình, có tác dụng giải biểu. Được dùng để điều trị cảm mạo, thấp khớp, viêm họng, viêm dạ dày hay dị ứng.
Tầm gửi cây mít
Có thể dùng để điều trị sốt rét. Ngoài
ra, nó có thể dùng riêng hoặc phối hợp với cỏ sữa lá nhỏ để hỗ trợ
tăng tiết sữa.
Tầm gửi cây táo
Bạn có thể phối hợp loại tầm gửi này với củ
sả, củ chuối hột thái nhỏ, sau đó sao vàng sắc uống để chữa kiết lỵ ra máu.
Tầm gửi cây xoan
Dùng để sắc uống chữa các bệnh đường ruột,
kiết lỵ và táo bón.
Tầm gửi trên cây cúc tần: loại tầm gửi này cho hạt là vị
thuốc thỏ ty tử có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu
dầm...
Cây tầm gửi trên cây gạo: có tác dụng tốt để điều
trị sỏi thận, viêm cầu thận, suy giảm chức năng gan, gan nóng nhờ làm tăng khả
năng thải độc của gan. Ngoài ra nó còn có thể phối hợp với tầm gửi cây chanh, vỏ
cây lai dùng sắc uống để chữa động kinh hoặc phối hợp với xương quạ đen để chữa hen.
Tầm gửi gạo
Vị ngọt nhẹ, đắng, tính bình. Quy kinh Thận và Can.
Theo đông y loại tầm gửi này có tác dụng nâng cao sức khỏe,
bổ thận, thanh nhiệt giải độc, chỉ thống, mạnh gân cốt và tiêu viêm. Thường được
dùng để chữa đau nhức xương khớp, huyết áp cao, sỏi thận, sỏi tiết niệu,
các bệnh phong thấp,…
Theo y học hiện đại trong cây tầm gửi gạo chứa catechin có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi canxi nên được dùng để điều trị sỏi tiết niệu. Các thành phần hóa học alpha-tocopherol, afzeline, trans-phytol, catechin,… có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Polysaccharide trong tầm gửi gạo khi được phân tách có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.
Tầm gửi lá nhỏ
Còn gọi là tiểu diệp tang kí sinh: Thường được sắc uống để
điều trị đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt, làm mọc tóc. Quả sắc uống có tác dụng
kích thích mọc tóc. Ngoài ra một số nơi ở Trung Quốc người ta dùng để trị chấn
thương do té ngã.