Cây Tùng La Hán Nhật rất được giới cây cảnh Việt Nam yêu thích. Đây là loại cây có tuổi thọ cao, sống bền, lá xanh quanh năm. Với những cây Tùng La Hán Nhật bonsai thì lại càng cuốn hút bởi loại cây này dễ tạo dáng và thế đẹp. Ngoài ra, cây tùng la hán mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Là một trong những loại cây được ưa chuộng trong thiết kế sân vườn, khuôn viên, resort cao cấp, đình, chùa… Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về loài cây này qua bài viết dưới đây.
Cây Tùng La Hán là cây gì?
Cây tùng la hán hay còn được gọi là cây vạn niên tùng,
là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, lên đến vài trăm năm. Cây
có lá xanh mướt quanh năm, lá thuôn dài và mọc đối xứng. Gốc cây tùng la hán
khá đẹp, cây càng nhiều năm thì gốc cây càng xù xì và cổ kính hơn.
Sự khác biệt to nhỏ của lá La Hán Tùng rất lớn. Lá
của cây thu thập được từ trên núi lớn lá gần gấp đôi lá trúc đào. Một số biến
chủng của cây La Hán Tùng nuôi dưỡng theo kỹ thuật làm vườn, có lá nhỏ
nhất, nhỏ hơn lưỡi chim nên được gọi là La Hán lá gạo. La hán
Tùng lá nhỏ thích hợp trồng thành chậu cảnh cỡ lớn, cỡ vừa. Lá nhỏ là cây
qúy, do vậy giá của cây La Hán Tùng lá gạo đắt tiền hơn.
>>> Xem thêm bài viết Cây sao đen là cây gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sao Đen
Đặc điểm của cây tùng la hán
– Hình dáng: Cây tùng la hán là cây gỗ lớn, vỏ ngoài màu
nâu, thường sần sùi. Có nhiều vết nứt ngang dọc tạo thành vảy trên thân. Thân gỗ
lớn, có tuổi thọ lâu năm, chiều cao trung bình từ 5-7m. Mặc dù có ngoại hình
gai góc nhưng thân cây rất dẻo, có thể uốn thành nhiều dáng khác nhau. Không chỉ
vậy, cây còn có nhiều cành ngang, phân nhánh tạo thành các tầng lá đầy nghệ thuật.
Gốc cành càng dài thì tán lá càng rộng. Cây càng cao thì cành sẽ thu ngắn dần
tán nhỏ lại.
– Cành: Xếp thành tầng ngang, gốc cành càng dài, tán càng rộng.
Cây càng cao thì cành sẽ thu ngắn dần tán nhỏ lại
– Kích thước: Cây có thể cao tới 20m và đường kính khoảng 30
cm. Đối với cây Bonsai chỉ nên để chiều cao từ 1 đến 2 mét.
– Lá: Lá cây vạn niên tùng có hình kim dài, nhỏ nhọn và thưa
xen kẽ. Xen lẫn xoắn ốc với đầu lá nhọn và có gân nổi rõ ở giữa. Lá non chuyển
sang màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu xanh đậm.
Lá tùng la hán dạng lá kim, hình kiếm, xen lẫn xoắn ốc với đầu
lá nhọn và có gân nổi rõ ở giữa. Cuống lá ngắn, có hai mặt rõ rệt, mặt trên
xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Cây thường thay lá 5 năm một lần nên sẽ rất ít
khi thấy lá cây già.
– Hoa: Hoa có màu trắng đơn sắc. Hoa đực là hoa hình trụ dài
mọc lẻ loi ở đầu cành. Hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào với nhau.
– Quả: Vỏ có nhiều mắt nhọn và lởm chởm. Quả có màu xanh khi
còn non và chuyển sang màu nâu khi quả già. Quả thường được thu hoạch vào tháng
11, 12 âm lịch.
Quả tùng la hán có ăn được không?
Quả tùng la hán có thể ăn được. Quả tùng la hán có màu đỏ,
hình dáng có phần giống tượng la hán khoác áo cà sa. Quả có vị ngọt hơi chua,
thơm và giàu dinh dưỡng. Theo các nhà y học Trung Quốc và kinh nghiệm dân gian,
quả này có thể ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh huyết áp, gan, thận và thường được
thu hoạch vào tháng 11, 12 âm lịch.
>>> Xem thêm bài viết Cây linh sam: Đặc điểm và ý nghĩa của loài cây này
Cách trồng và chăm sóc cây tùng la hán
Vốn là cây có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ nên cây không đòi hỏi
phải chăm sóc quá nhiều. Bạn chỉ cần lưu tâm đến một số điều kiện và cách chăm
sóc cơ bản dưới đây:
Đất trồng
Đất trồng cây phải tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Nếu cây
trồng trong chậu thì bón phân thường xuyên để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây
phát triển. Do cây vạn niên tùng có đặc tính ra lá non trước rồi mới bén rễ nên
cần tránh nhổ khi cây đang đâm chồi, ra lá non.
Cứ 3-4 ngày bạn tưới 1 lần. Cần cắt tỉa định kỳ 1 tháng 1 lần
để giữ được vẻ đẹp cho cây. Trường hợp đặt cây ở nơi thoáng mát, ít ánh sáng
thì nên để cây tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 60 phút mỗi ngày để cây xanh tốt
hơn.
Không nên tưới nước quá nhiều sẽ làm úng rễ cây.
Ánh sáng
Cây thích hợp với ánh sáng mạnh, biên độ ánh sáng lớn. Tuy
nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng trong môi trường bóng râm, khi đó cây sẽ phân
cành yếu, thân vươn dài, tán thưa, nhìn rất thiếu sức sống. Đồng thời, loại
cây này nên trồng cây ở những nơi có khí hậu ấm áp, độ ẩm trung bình.
Tưới nước
Cây ưa nước nhưng lại chịu úng kém. Khi tưới cần phun nước
lên bề mặt lá để rửa bụi bẩn giúp cho lá cây luôn xanh tươi, bóng đẹp, đồng thời
giúp cho quá trình quang hợp của cây trở nên dễ dàng.
Bón phân
Bón phân có hàm lượng nitơ cao. Khi bón cây thì nên bón
thành nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là phân đạm. Cây có đặc tính mẫn
cảm với phân bón nên mỗi lần bón cần phải bón cẩn thận và theo quy trình.
Phòng trừ sâu bệnh
Cần thường xuyên chú ý quan sát cây để có biện pháp phòng
tránh và xử lý kịp thời, nhất là vào mùa hè, cây tùng la hán bị héo lá, cháy
lá, khô lá, khô cành. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là nhện đỏ, rệp sáp đổ, bệnh
đốm lá. Ngay khi thấy cây có những hiện tượng trên bạn phải kiểm tra và xử lý
ngay.
Tỉa những cành bị bệnh, di chuyển cây đến không gian thoáng.
Nếu là cây đã trồng cố định dưới đất, bạn nên loại bỏ những cành, lá bị sâu tân
công. Sau đó phun thuốc trừ sâu bệnh. Có thể tham khảo một số loại thuốc sau:
Chế phẩm sinh học BIHOPPER 270EC, chế phẩm sinh học RV06, thuốc Danitol 10EC,
Comite 73EC, Ortus 5SC,….