Gỗ như thế nào thích hợp trồng lan – Gỗ trồng lan tốt nhất

Sianguyen
0

Gỗ trồng lan đạt yêu cầu phải đảm bảo điều kiện sau:

Cây hoa phong lan là giống cây có nguồn gốc từ các khu rừng với điều kiện sống khắc nghiệt cây vẩn sinh trưởng tốt vì vậy khi lựa chọn khúc gỗ để trồng lan cũng cần lựa chọn khúc gỗ có khả năng giữ ẩm cao giúp cho bộ rễ của cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Gỗ vả, nhãn, vú sữa, bằng lăng: đây được xem là một trong loại giá thể rất tốt để trồng lan và rất dễ bắt gặp trong đời sống, là loại gỗ dễ kiếm được, chúng đều có đặc tinh kháng nấm, giúp cho cây lan phát triển khỏe mạnh và không có gặp vấn đề nào khác trong suốt quá trình cây phát triển về sau.

Bên cạnh đó, gỗ nhãn, gỗ vú sữa có độ bền khá cao từ 5 - 6 năm, giúp bạn không mất công thay giá thể thường xuyên. Ngoài ra, gỗ nhãn, gỗ vú sữa không chứa nhựa đắng, chát hay mặn và không chứa tinh dầu, cũng như không bị nấm, mốc tấn công.

Tuy nhiên, không phải loại lan nào cũng thích hợp ghép vào gỗ nhãn và gỗ vú sữa. Cũng như gỗ lũa, chỉ có những loại lan ưa thích sự thông thoáng mới ghép được trên hai loại gỗ này.


Gỗ lũa: gỗ lũa có nhiều hình dáng đa dạng có hình dáng độc đáo, loại gỗ này mang đến một sự thay đổi trong phong cách trồng lan, loại gỗ này rất cứng và rất khó bị các loài côn trùng, tuy nhiên với khúc gỗ lũ thì gần như không có khả năng giữ ẩm.

Đặc biệt, gỗ lũa có hình thù kỳ quái, hầm hố và bất định, khi nhìn vào gỗ lũa bạn sẽ thấy được cái tình của tạo hóa, nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

Tuy nhiên gỗ lũa khá nặng, lũa càng bền sẽ càng nặng. Ngoài ra, gỗ lũa thoát nước rất tốt nên bạn cần phải tưới nhiều để tránh cây lan bị thiếu nước, trong những ngày nắng nóng, có khi bạn phải tưới 2 - 3 lần/ ngày.

Vì vậy khi ghép lan vào gỗ lũa, bạn có thể phủ rêu rừng, dớn mềm, dớn trắng… ở gốc cây để giữ ẩm, rễ non dễ bám và mầm dễ bung hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ độ ẩm trong vườn ở mức 85% - 90%. Và cuối cùng, khi ghép lan vào gỗ lũa, bạn cần làm giàn thật kiên cố chắc chắn để chịu được sức nặng của gỗ.


Gốc tre: Nhiều người cho rằng ghép vào gốc tre không đảm bảo và cho rằng rễ tre sẽ nhanh mục nát. Nhưng theo cộng đồng chơi lan, đó là một quan niệm sai lầm. Gốc tre là một trong xu hướng trong thời gian gần đây khi ghép lan với hình dáng độc đáo mà ít có các dòng gỗ nào có được và không có muối trong thân cây vì vậy mà khá là dễ trồng lan.

Một số đặc tính không thể bỏ qua của gốc tre như là dễ kiếm. Hầu như, vùng nào ở nước ta cũng có tre mọc trên rừng núi. Bạn có thể lên núi đào vài gốc tre về lấy gốc làm giá thể, các phần còn lại có thể tạo thành một cái giàn để treo Phong Lan.

Gỗ mít, bơ, xoài, cafe: được xem là loại gỗ khá thông dụng , tuy nhiên khúc gỗ như vậy có độ ẩm khá thấp vì vậy trong quá trình chăm sóc cần nhiều công chăm sóc hơn.

Vì có thân khá mềm, lớp vỏ mỏng, không chắc chắn nên chỉ sau 1 - 2 năm ghép cây và chăm sóc, chúng sẽ mục nát, ẩm mốc, sâu bọ dễ dàng tấn công và bạn cần phải thay giá thể mới.

Gỗ thợ mộc: với loại gỗ đã được bào mòn hoặc là khúc gỗ thừa trong quá trình chế biến của các bác thợ mộc nhưng lại khó khăn về chỗ phân biệt được nguồn gốc của các loại gỗ từ thợ mộc chính vì điều này cũng có rất ít người trồng lan lựa chọn loại gỗ từ các bác thợ mộc.

Cách ghép lan vào gỗ

Khi đã chọn được loại gỗ phù hợp với cây lan nhà bạn thì tiến hành xử lý gỗ và ghép cây lan vào.

Xử lý gỗ để ghép lan vào

Sau khi mua cây giống về, bạn bạn tiến hành cắt tỉa rễ, lá, thân hỏng đi. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona trong 15 - 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra treo ngược lên cho khô để trồng.

Đối với gỗ để ghép lan, bạn rửa sạch, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ rêu, bụi bẩn, sâu bọ…bám trên vỏ cây. Sau đó, bạn ngâm trong nước vôi loãng từ 3 - 5 ngày để diệt khuẩn.

Sau khi ngâm vôi, bạn rửa lại với nước sạch rồi phơi khô từ 2 - 3 ngày. Nếu có điều kiện, bạn có thể cho gỗ vào nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Cuối cùng, phơi khô rồi tiến hành ghép lan vào.


>>> Xem thêm bài viết Ý nghĩa của hoa huệ - Cách trồng và chăm sóc


Cách ghép lan vào gỗ

Có 3 hình thức là ghép gỗ phổ biến đó là gỗ tròn, gỗ bảng, và gỗ lũa. Với một khúc gỗ tròn, dài thì bạn úp rễ vào gỗ, dùng dây thít nhựa cột chặt cây vào gỗ để tránh cây bị lung lay.

Để duy trì độ ẩm giúp cây bám rễ tốt, bạn có thể phủ lên gốc một ít rêu rừng, dớn mềm, dớn trắng, dớn vụn…

Nếu bạn ghép lan vào gỗ bảng, bạn có thể khoan lỗ thủng để lan dễ bám rễ, thoáng gốc, khoảng cách giữa các lỗ có thể 5cm - 7cm, tùy bạn bố trí sao cho đẹp mắt.

Bạn có thể dùng súng bắn ghim để cố định rễ lan trên gỗ bảng, hoặc bạn dùng dây luồn qua các lỗ rồi cột chặt rễ lan, gốc lan vào thớt. Tuỳ hình dạng của gốc lan mà ốp vào cho sát mặt gỗ. Chỗ nào trống có thể lót xơ dừa, rêu rừng, dớn mềm vào cho chắc và giữ ẩm.

Các bước trong quá trình xử lí cụ thể, làm sạch gỗ để ghép lan vào để trồng. Cụ thể:

Bước 1. Rửa sạch gỗ, nếu cần có thể dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài để loại bớt rêu, bụi bẩn, sâu bọ…bám trên vỏ cây.

Bước 2. Ngâm gỗ trong nước vôi loãng từ 3 – 5 ngày để diệt sạch vi khuẩn, nấm,…

Bước 3. Vớt gỗ ra, rửa sơ qua một lượt với nước rồi phơi khô từ 2 – 3 ngày.

Bước 4. Đóng đinh để làm giá móc và cố định lan vào thân gỗ. Chú ý cần cố định chắc chắn để lan không bị gãy hoặc bung rễ khi gió thổi. Nên đắp vào góc lan ít vỏ dừa để giữ ẩm và giúp lan nhanh chóng bám rễ.

Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: