Đặc điểm của cây hoa ngũ sắc
Hoa Ngũ Sắc thuộc họ cỏ roi ngựa, tên khoa học là Lantana
camara L., loài hoa này thường mọc thành bụi ở vùng Trung Mỹ. Ngày nay, chúng
được trồng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Hoa Ngũ Sắc là cây thân
gỗ, có thân nhỏ cao từ 0,5-1m, nhiều cây có thể cao đến 2m nếu được chăm sóc tốt.
Thân cây xuất hiện các gai nhọn và hơi cong xuống, cành cây mềm và mọc vươn ra
khắp nơi. Lá cây có dạng hình xoan, màu xanh nhạt và có lông ở mặt trên. Sở dĩ
loài cây này được gọi là hoa Ngũ Sắc do bông hoa của cây có nhiều màu sắc rực rỡ
khác nhau, mọc thành chùm trên cùng một cành.
Khi quan sát tổng thể, bạn sẽ thấy thân cây hơi cong xuống,
có nhiều gai nhọn. Cành mềm, mọc vươn ra các hướng. Lá cây màu xanh nhạt có
lông ở mặt trên, lá hình xoan mềm mại. Khi nở, hoa của chúng thường có nhiều
màu sắc rực rỡ, mọc thành chùm trên một cành.
Tùy theo từng thời điểm mà màu sắc của hoa có sự thay đổi. Hoa từ màu vàng chuyển sang màu cam đậm rồi chuyển thành màu đỏ, cuối cùng là màu tím rất bắt mắt. Một số cây được nhân giống chỉ cho hoa đơn sắc. Hoa ngũ sắc chỉ nở vào tháng 4 cho đến tháng 9, diễn ra quanh năm. Đặc biệt, cây có quả màu đen, chứa hạt và vị thơm giòn như quả ổi.
Ý nghĩa phong thủy của hoa ngũ sắc
Với những đặc điểm mô tả trên về hoa ngũ sắc, chúng được nhiều
người tìm mua và làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Sức sống mãnh liệt của
cây hoa ngũ sắc thể hiện sự mạnh mẽ, ý chí vươn lên. Cây ngũ sắc còn thể hiện đức
tính lao động cần cù, chăm chỉ của người lao động Việt Nam. Biểu tượng cho sự
hài hòa, cân bằng cuộc sống cũng là một hình ảnh phong thủy mà loại cây này sở
hữu. Những người sở hữu loại cây này được cho là biết trân trọng cuộc sống và
hướng về tương lai tốt đẹp phía trước.
Sức sống của hoa Ngũ Sắc rất mãnh liệt, tượng trưng cho sự bền
bỉ, trường tồn với thời gian, ý chí kiên cường, không cam chịu khó khăn thử
thách của con người. Do đó trồng một chậu cây hoa Ngũ Sắc trong nhà sẽ giúp đem
lại năng lượng tích cực, cân bằng âm dương và điều hòa vượng khí xung quanh,
giúp gia chủ luôn bình yên, hạnh phúc, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
>>> Xem thêm bài viết Hoa cúc vàng, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng trong y học
Tác dụng của hoa Ngũ Sắc
Cây làm đẹp cảnh quan: Cây Ngũ Sắc được ưa
thích và trồng khá phổ biến hiện nay. Nó được trồng thành cụm hoặc đường viền dọc
lối đi trong công viên, bồn hoa công cộng, đường phố… Nó còn được trồng trong
khuôn viên, cổng sân vườn, biệt thự, trồng trong chậu, giỏ treo ban công, làm
cây bonsai. Dù được trồng ở đâu, Ngũ Sắc cũng mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho cảnh
quan xung quanh góp phần mang lại không gian mát mẻ, tươi trẻ.
Tác dụng chữa bệnh:
Cây dùng để chữa các bệnh như mụn nhọt, cầm máu, viêm da,…
Bên cạnh đó, hoa ngũ sắc các loại còn là phương
thuốc chữa các loại bệnh như chữa ho ra máu của bệnh nhân bị lao phổi, chữa
lành nhanh chóng các vết thương trên da, nó được ví như một loại thuốc cầm máu,
đồng thời chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm hiệu quả. Không dừng lại ở đó, tác dụng
của cây hoa ngũ sắc còn rị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường, giảm ho do
lạnh, chữa rắn cắn, trị thấp khớp... Đặc biệt, lá của cây hoa ngũ sắc có vị đắng
tính mát có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, hạ sốt.
Ngoài ra, trong cây có chứa nhóm hợp chất coumarin có tác dụng
đuổi muỗi rất hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc
Thời điểm trồng cây hoa ngũ sắc sau khi chuẩn bị hố trồng
trước 20 ngày và giống cây. Cơi hố nhỏ bằng bầu cây giống ở trung tâm hố đã
đào. Nhẹ nhàng cắt túi nilong bầu tránh làm tổn thương rễ cây. Lấp đất đến miệng
bầu và ấn nhẹ cố định cây. Cần đảm bảo sau khi trồng vị trí trồng không bị đọng
nước dễ gây chế cây. Trồng xong tưới nước cho cây để cây nhanh bén rễ.
- Nếu trồng chậu cho giá thể vào chậu và cho cây giống vào giữa chậu. Bổ sung giá thể vừa miệng bầu là được. Sau đó tưới ẩm cho cây.
>>> Xem thêm bài viết Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây tùng la hán
Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Nước tưới
Khi cây còn non, bạn phải thường xuyên tưới cho cây từ
1 - 2 lần mỗi ngày, vào lúc buổi sáng sớm và chiều mát trong ngày.
Khi cây hoa đã phát triển và trưởng thành thì bạn tưới
từ 2 - 3 lần/tuần để tránh làm cho cây bị úng rễ và dẫn đến chết cây.
Điều kiện ánh sáng
Hoa ngũ sắc ưa ánh sáng để phục vụ cho việc sinh
trưởng, phát triển và có khả năng chịu được nắng nóng gay gắt khi vào hè.
Vì vậy, khi bạn đặt cây ở những nơi như sân thượng hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu đến cũng không cần phải quá lo lắng bởi vì cây cần ánh sáng để có thể cho ra những đóa hoa đẹp và sặc sỡ màu sắc. Bởi phải có ánh sáng thì hoa mới nở đẹp và cho ra những màu sắc rực rỡ đúng theo ý muốn.
Bón phân
Nếu như trước lúc trồng cây bạn đã cho phân vào đất trồng bằng
các loại phân hữu cơ thì ở giai đoạn này bạn không cần phải bón phân thêm cho
cây.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải bón thúc phân cho cây
khi cây đang trong thời kỳ phát triển và giai đoạn ra hoa.
Thay chậu mới
Cây hoa ngũ sắc thuộc bộ rễ chùm, vì vậy rễ của cây phát triển
rất nhanh. Ở giai đoạn đầu lúc mới trồng cây, có thể bạn sẽ chọn
những chậu nhỏ để đặt cây non.
Nhưng mỗi năm cây sẽ lớn và phát triển mạnh cần nhiều đất để
có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây nên bạn cần phải thay cây từ chậu
nhỏ sang chậu lớn để không ngăn cản sự phát triển của cây.
Phòng sâu bệnh
Nếu như chúng ta chăm sóc hoa ngũ sắc tốt thì khả năng gặp
sâu bệnh ở cây rất ít có khả năng xảy ra.
Để phòng ngừa được sâu bệnh hại cây, chúng ta nên thường
xuyên quan sát cây để phát hiện các loài côn trùng gây hại có thể bám lên
cây và tiến hành phun thuốc diệt côn trùng để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho
cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Chúng ta không nên tưới cây vào những khoảng thời gian
muộn như band đêm, vì đây là thời điểm tạo điều kiện cho các loại côn
trùng phát triển và gây bệnh, phá hoại cây.
Nếu đặt cây trong nhà, bạn nên đem cây ra tắm nắng mỗi ngày.