Cây Vạn Niên Thanh là gì? Cách chăm sóc cây vạn niên thanh đơn giản tại nhà

Sianguyen
0

Cây Vạn Niên Thanh là gì?

Cây Vạn Niên Thanh thuộc dòng họ ráy Areceae một loài thực vật lá mầm, hoa mọc thành cụm, loài này có nhiều chi, mỗi chi lại có những đặc điểm khác nhau. Là một loại thân thảo, rễ chùm mập, ngắn, còn lá cây xanh với màu trắng ở giữa phiến lá, lan dần từ gân lá. Đây là một loại cây sống khá lâu năm, dễ trồng và chăm sóc nên thường được chọn làm cây cảnh trang trí nhà cửa.

Cây vạn niên thanh và cây trầu bà có nét giống nhau. Tuy nhiên, tìm hiểu kĩ hơn một chút có thể thấy cây trầu bà còn được gọi là vạn niên thanh leo, là một dạng thân leo, mềm, không cứng cáp như vạn thiên thanh dạng thân.

Cây vạn niên thanh có tới hơn 50 loài khác nhau, nhưng hiện tại 2 loại cây phổ biến nhất là: cây vạn niên thanh bẹ và cây vạn niên thanh lá đốm.

Ngoài ra còn có một số loại khác như: vạn niên thanh mép vàng, vạn niên thanh mép trắng, một số biến loài như lá to, lá nhỏ, mọc lùn

Cây Vạn Niên Thanh là gì

Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh

Trang trí nhà cửa: Cây Vạn Niên Thanh được dùng làm cây trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc,... tạo nên một không gian sống xanh, trong lành. Đặc biệt khi dùng cây Vạn Niên Thanh trong ngày lễ Tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu.

Lọc sạch không khí, hút khí độc trong môi trường: Cây Vạn Niên Thanh có khả năng thanh lọc không khí, giúp con người tăng cảm giác dễ chịu, thoải mái khi hút được các tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi,...

Chữa bệnh: Theo một số nghiên cứu, Vạn niên thanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch hầu.

Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh

>>> Xem thêm bài viết: Ý nghĩa và cách trồng cây trường sinh

Cây vạn niên thanh có độc không?

Thật chất, cây có độc tố. Đó chính là nhựa của cây. Nhưng phần độc này chỉ có khả năng phòng vệ với những loài côn trùng tấn công cây mà thôi.

Nhiều người băn khoăn không biết cây vạn niên thanh có độc không, hay cây có thể gây chết người không. Cũng giống như cây phát tài, vạn niên thanh chứa một số độc tố gây hại với con người nếu ăn, nuốt phải. Nếu chẳng may nhai phải sẽ dẫn đến một số triệu chứng như nóng rát họng, tê môi, buồn nôn, tiêu chảy,… Do đó nếu nhà có con trẻ bạn cần chú ý nơi đặt cây, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Nhựa vạn niên thanh dính vào da dẻ cũng gây ngứa, nặng hơn là đau rát. Bạn có thể rửa sạch bằng nước ấm, nước muối loãng, hoặc dùng máy sấy hơ vùng da dính phải. Có tin đồn cho rằng vạn niên thanh có thể gây chết người nhưng sự thật thì không phải như vậy, điều này không có cơ sở.

Cây vạn niên thanh có độc không

Ý nghĩa phong thủy cây Vạn Niên Thanh

Vạn niên thanh có nghĩa là 100 năm tượng trưng cho sự cát tường, trường tồn, bền vững với thời gian. Trồng cây Vạn Niên Thanh giúp mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Cây giúp thanh lọc không khí, hóa giải các luồng sát khí. Đặc biệt giúp mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và cát tường. Vì vậy, cây được trồng nhiều tại các nơi, thích hợp trang trí để bàn, văn phòng, và không gian sống,…

Đây là loại cây yêu thích được gởi tặng trong những dịp lễ lớn như mừng tân gia, khai trương, khánh thành, năm mới,... như một lời cầu chúc may mắn.

Cây Vạn Niên Thanh là loài cây hợp với những người mang tuổi Thìn. Khi đặt chậu cây tại hướng Đông Nam trong nhà hoặc trên bàn làm việc để luôn gặp thuận lợi, bình an, hóa giải sát khí và mang đến tài lộc, may mắn và sự sung túc.

Ý nghĩa phong thủy cây Vạn Niên Thanh

Vị trí đặt vạn niên thanh thích hợp:

Cây vạn niên thanh là loài cây ưa bóng râm, thích hợp trồng tại văn phòng và nhà ở. Cây ưa bóng râm nên hay trồng trong nhà và trong văn phòng. Cây thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử, nên đặt cây bên cạnh cửa sổ gần bàn học hoặc bên cạnh phòng đọc sách, phòng khách hoặc văn phòng làm việc.

>>> Xem thêm bài viết: Hoa ngũ sắc có đặc điểm gì? Ý nghĩa và tác hại

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh đơn giản tại nhà 

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh tại nhà khá đơn giản. Trong đó, bạn hãy để tâm đến những yếu tố sau:

Ánh sáng: cây vạn niên thanh là loại cây không quá ưa sáng, do đó không nên đặt cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Thế nhưng, môi trường bóng râm và thiếu sáng cũng không tốt để cây phát triển. Vì thế, hãy đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa phải hoặc ở trong phòng có ánh đèn.

Là một cây ưa bóng, bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tán xạ như cạnh cửa sổ hay bên trong của ban công nhà.

Nếu bạn trồng ở nơi khuất sáng, bạn nên cho cây tắm nắng 1-2 lần/ tuần.

Nước tưới: cây vạn niên thanh là loại cây ưa nước nhưng chỉ nên tưới cây với lượng nước vừa phải. Nên tưới cây khoảng 1-2 lần/ 1 tuần. Vào mùa đông nếu đặt cây trong phòng máy lạnh thì nên giảm lượng nước tưới.

Độ ẩm: vạn niên thanh là loại cây cần có độ ẩm cao, khoảng trên 50%.

Nhiệt độ: vạn niên thanh là loại cây thích môi trường ấm áp. Nhiệt độ thích hợp để cho cây sinh trưởng dao động từ 16-27 ° C.

Cắt tỉa: Sau khi trồng cây được 2 năm, bạn nên tiến hành thay chậu 1 lần, đồng thời tiến hành cắt tỉa thường xuyên các lá già.

Bạn cũng nên tách các cây nhỏ ra chậu mới để vừa tăng số lượng cây vừa tăng không gian dinh dưỡng cho cây của mình.

Đất trồng và bón phân:

để cây vạn niên thanh phát triển tốt thì loại đất thích hợp nhất cho cây là loại đất tơi xốp, có thể trộn đất với xơ dừa, trấu hay mùn cưa. Còn về phân bón nên bón định kỳ cho cây 3 tháng 1 lần.

Trong giai đoạn sinh trưởng của cây bạn nên bón nhiều phân đạm để cây sinh trưởng nhanh (2 lần/tháng). Cho đến giai đoạn cây trưởng thành, bạn nên hạn chế bón để cây có thể dữ dáng và phát triển ổn định (2 tháng/lần).

Thay chậu cho cây: khi trồng cây vạn niên thanh trong chậu thì lượng dinh dưỡng chỉ đủ cung cấp cho cây trong khoảng 6-12 tháng. Do đó, sau khoảng thời gian này tốt nhất hãy thay chậu một lần để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển.

Thông tin liên hệ:
Blog Sia
Email: info@sianguyen.com
Website: 
www.sianguyen.com
www.sia-n.com

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: